Đối với trẻ nhỏ ngoài cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bảo đảm thể chất cho bé, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ đối với các bậc phụ huynh vô cùng quan trọng.
- Có nên hay không việc niềng răng cho trẻ từ sớm?
- Trẻ bị đau răng và những quan niệm sai lầm ở cha mẹ
- Kinh nghiệm hay dành cho cha mẹ khi trẻ không chịu đánh răng
Theo báo cáo Hội thảo khoa học về răng hàm mặt ngày 31/7/2008, Việt Nam có khoảng 85% trẻ em bị sâu răng từ độ tuổi 6 – 12, và trên 50% người lớn chưa từng được đi khám răng miệng. Việt Nam cũng là quốc gia theo nghiên cứu của Liên đoàn nha khoa quốc tế (FDI)) có tỉ lệ trẻ em mắc bệnh sâu răng cao nhất thế giới.
Theo chuyên gia răng hàm mặt của tổ chức y tế thế giới TS Antonio Montresor, tình trạng người Việt gặp vấn đề về răng miệng, nhất là trẻ em cao là do thói quen sinh hoạt, thói quen chải răng không hợp lý. Nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng nếu các bậc phụ huynh không để ý có thể gây tổn hại, hỏng hàm răng của trẻ.
Thói quen làm hỏng răng của trẻ
Mút ngón tay và núm vú giả có thể làm hỏng răng trẻ
Mút ngón tay là hành động bản năng của đa số trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu hành động này kéo dài và hình thành thói quen trong trẻ sẽ trở thành nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến hàm răng của trẻ. Thói quen mút ngón tay, núm vú giả không chỉ gây mất vệ sinh, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xấu, giun sán hoạt động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến của trẻ như:
Khi mút ngón tay, má theo quán tính của trẻ họp lại làm cho răng hàm của hàm trên bị ép lại dẫn đến sai lệch và đau ở khớp thái dương và khớp cắn hở.
Răng dễ bị gãy khi va chạm do răng của hàm trên mọc chìa ra ngoài làm thưa các răng.
Một tình trạng khá phổ biến đối với trẻ, đó là phát âm khó khăn, không rõ do răng hàm trên và răng hàm dưới không chạm vào nhau làm lưỡi bị đẩy ra phía trước.
Tình trạng mút ngón tay hay núm vú giả quá lâu còn gây tổn hại nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Trong quá trình mút, môi dưới của trẻ bị ép lại nằm phía sau của răng cửa hàm trên dẫn đến vẩu.
Khi có dấu hiệu về vấn đề răng trẻ như: vẩu, phát âm khó,… bạn nên tìm các nha sĩ để khám kịp thời.
Trẻ hỏng răng miệng do thở bằng miệng
Vì một số nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mà trẻ thở bằng miệng. Hành động tưởng chừng như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh răng miệng của trẻ.
Do cách thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng, gây sâu răng, lệch răng và hàm và là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Chống cằm và mút môi trên có gây hỏng răng trẻ?
Mặc dù thói quen chống cằm và mút môi trên không làm lệch răng ngay tại thời điểm đó, nhưng nếu kéo dài hành động này có thể gây vẩu hàm dưới.
Ngoài những nguyên nhân trên, thói quen cắn móng tay, cắn các vật cứng cũng là nguyên nhân khiến răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, thậm chí có thể làm chết tủy răng và mỏi khớp thái dương.
Giải pháp phòng tránh nâng cao sức khỏe răng miệng trẻ
Để tránh tình trạng làm sức khỏe răng miệng của trẻ bị xấu như sâu răng, vẩu, mỏi khớp thái dương,…các bậc phụ huynh nên giúp trẻ bỏ những thói quen xấu như mút ngón tay, chống cằm, thở bằng miệng hay xỉa răng,…ngay từ đầu.
Trong trường hợp trẻ thở bằng miệng có thể liên quan đến các bệnh về đường hô hấp, các bạn nên đến bệnh viện Nha khoa thẩm mỹ để điều trị kịp thời.
Sức khỏe răng miệng đối với trẻ vô cùng quan trọng trong việc thẩm mỹ sau này. Để trẻ có sức khỏe tốt cùng nụ cười trắng sáng tự nhiên, các bậc phụ huynh nên chú ý những thói quen hàng ngày của trẻ để có giải pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời, các bậc cha mẹ nên cho bé đến bệnh viện nha khoa để các kỹ thuật viên phục hình răng có thể khám và tư vấn phương pháp bảo vệ hàm răng trẻ tốt nhất.
Bạn yêu thích và muốn trở thành kỹ thuật viên phục hình răng có thể đăng ký học tại các trường Đại học Y Dược, Trường Cao đẳng Y Dược hay Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.