Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Những bệnh lý răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

Những bệnh lý răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
30/10/2023 364 Lượt xem

Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh có ảnh hưởng đến răng miệng. Tuy nhiên, một số người có quan niệm sai lầm rằng ở độ tuổi này, răng phải rụng và đó là chuyện bình thường nên rất ngại đi khám răng.

Các bệnh răng miệng phổ biến

Mòn răng và ê buốt răng: Mòn răng có thể có nguyên nhân cơ học hoặc hóa học, trong đó phần men răng bị bào mòn. Mòn răng cơ học gây ra bởi sự cọ xát vào mô răng như nhai nghiến, chải răng quá mạnh. Mòn răng hóa học do các chất hóa học mà điển hình là axít gây nên. Ê buốt răng có thể do tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chải răng không đúng cách, nghiến răng, gây quá cảm ngà vùng cổ răng.

Bệnh nha chu: Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn bệnh nha chu là bệnh của tổ chức xung quanh răng và thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Đây là nguyên nhân thường gặp gây mất răng ở người cao tuổi. Nguyên nhân chính của bệnh là vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ ở mảng bám xung quanh cổ răng, hình thành cao răng. Cao răng càng nhiều, tình trạng viêm lợi càng nặng, tiến triển thành viêm nha chu có kèm theo viêm dây chằng quanh răng và tiêu xương.

Bệnh sâu răng: Bệnh sâu răng là tổn thương tiêu hủy tổ chức cứng của răng và không thể hồi phục. Người càng cao tuổi thì tỉ lệ sâu răng càng cao. Triệu chứng sớm của sâu răng là ê buốt khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Ê buốt có thể kéo dài sau các yếu tố kích thích. Giai đoạn tủy đã chết, bệnh nhân không còn cảm giác ê buốt. Bệnh nhân thấy dắt thức ăn ở lỗ sâu. Sâu răng tiến triển gây viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống, nặng hơn có thể viêm xương, viêm hạch vùng lân cận…

Rối loạn khớp thái dương hàm: Rối loạn khớp thái dương hàm có nhiều nguyên nhân gây ra như viêm khớp, chấn thương xương hàm, mỏi hàm do nghiến răng, mất răng lâu ngày. Ở người cao tuổi, rối loạn này thường liên quan đến người còn ít răng hoặc mang hàm giả. Triệu chứng chính bao gồm đau hàm, đau nhức trong và xung quanh tai, khó nhai và khó chịu lúc nhai hoặc cắn, cắn không đều, cứng khớp hàm, có thể đau đầu.

Mất răng: Nguyên nhân mất răng có thể do sâu răng hoặc viêm quanh răng. Tỉ lệ mất răng ở người cao tuổi thường cao và tăng theo tuổi.

Khô miệng: Triệu chứng sức khỏe răng miệng này thường xảy ra ở người cao tuổi do hệ thống trao đổi chất và miễn dịch suy yếu. Khô miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và khó khăn khi ăn nhai. Bệnh nhân có thể cảm thấy bỏng rát miệng – môi, nứt lưỡi, niêm mạc miệng khô, lưỡi dầy trắng và hôi lưu giữ thức ăn, khó ăn nhai – khó nuốt, mất cảm giác vị giác có thể xảy ra. Răng giả cũng có thể gây loét miệng.

Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi

Để giảm thiểu các bệnh về răng miệng, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi cần được chú ý tương tự như trẻ nhỏ và người trưởng thành khác. Dù còn răng hoặc đã mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần, để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng miệng nếu có.

Ngoài ra, việc duy trì chế độ ăn uống cân đối, bao gồm việc tăng cường tiêu thụ rau quả tươi có chứa nhiều vitamin là quan trọng. Việc ăn đúng cách và chăm sóc răng sau mỗi bữa ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe răng miệng.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn lưu ý vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để loại trừ mảng bám răng được xem là hiệu quả trong việc dự phòng bệnh răng miệng ở người cao tuổi. Nếu cần, làm răng giả và duy trì chúng cũng là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi.

Có thể bạn quan tâm

Nhân tố khiến sức khỏe răng miệng suy giảm và giải pháp khắc phục

Sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của …