Danh mục
Trang chủ > Bệnh Nhiệt Miệng - Lở Miệng > Bệnh nhân nhiệt miệng được điều trị và cách chăm sóc như thế nào?

Bệnh nhân nhiệt miệng được điều trị và cách chăm sóc như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
04/10/2021 184 Lượt xem

Bệnh nhiệt miệng – lở miệng là trường hợp người bệnh có một hoặc nhiều vết loét ở niêm mạc môi và má. Những vết loét này sẽ gây đau nhiều, đặc biệt khi chạm phải hoặc ăn thức ăn có vị chua, cay.

Bệnh nhiệt miệng – lở miệng

Tìm hiểu những nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt miệng – lở miệng

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Nam Định cho biết, cứ trung bình khoảng 20% dân số sẽ bị mắc bệnh nhiệt miệng – lở miệng và có thể tái phát nhiều lần. Bệnh lý này thường có hình dạng vết loét tròn hay bầu dục và đáy màu trắng xám và thường do nhiều nguyên nhân gây nên như sau:

  • Do những chấn thương nhỏ tại chỗ như cắn vào môi, má, chải răng quá mạnh,…
  • Do một số trường hợp bị stress kéo dài.
  • Do thiếu chất dinh dưỡng như thiếu một số vitamin (B1, B2, B6, B12, C), canxi, kẽm, sắt và axit folic.
  • Nhiều người khi ăn phải một số thức ăn, nước uống có khả năng gây kích thích, khởi phát bệnh nhiệt miệng – lở miệng.
  • Do thay đổi nội tiết tố dẫn đến bệnh đến nhiệt miệng – lở miệng.
  • Ngoài ra bệnh nhiệt miệng – lở miệng còn do nhiễm khuẩn bởi một số tạp khuẩn hệ đường ruột trong miệng được coi là yếu tố nguy cơ….

Phân loại các tình trạng viêm loét của bệnh nhiệt miệng – lở miệng

Tình trạng loét đơn giản: chiếm 80-90% loét áp-tơ. Biểu hiện bệnh thường là 1 vết loét, hình tròn hay bầu dục. Vết loét gây đau nhiều, bờ viêm đỏ, đáy trắng xám, đường kính nhỏ hơn 1cm. Thông thường vết loét sẽ tự lành sau 7 – 14 ngày và không để lại sẹo.

Tình trạng loét khổng lồ: Chiếm khoảng 10% tổng số bệnh. Nhiều vết loét (5 – 10) sâu, bờ vết loét gồ, đáy trắng, kích thước 1-3cm. Tuy nhiên đối với tình trạng vết loét khổng lồ sẽ lâu lành hơn có thể từ 2 – 6 tuần và hay để lại sẹo.

Các cách điều trị và cách chăm sóc người bị nhiệt miệng – lở miệng

Giảng viên Cao Đẳng y Dược Nam Định chia sẻ trong quá trình điều trị bệnh nhiệt miệng – lở miệng có thể sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng do bệnh nhiệt – lở miệng gây nên
  • Dùng thuốc tê bôi tại chỗ để giảm đau tại vết loét như một số thuốc dạng mỡ, gel bôi sẽ giúp che chở vết loét, giảm nhạy cảm đau khi ăn và nhai.
  • Sử dụng kháng viêm corticoids dạng bôi tại chỗ hay dùng nước súc miệng cũng thường dùng khi áp-tơ khổng lồ.
  • Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng có thể dùng kháng sinh.
  • Ngoài ra người bệnh có thể bổ sung thêm các loại vitamin C, khoáng chất,…

Cách chăm sóc bệnh nhân bị nhiệt miệng – lở miệng tại nhà:

  • Khi bị nhiệt miệng – lở miệng người bệnh cần giữ vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh trường hợp làm loét to hơn.
  • Nên sử dụng bàn chải với lông mềm và cần tránh loại kem chải răng gây kích ứng.
  • Khi bị nhiệt miệng – lở miệng người bệnh nên dùng nước muối hoặc thuốc súc miệng chứa chất kháng khuẩn như chlohexidine, tránh dùng thuốc súc miệng có chứa cồn.
  • Khi bị nhiệt miệng – lở miệng người bệnh nên hạn chế dùng những loại thực phẩm có vị mạnh như vị chua, vị cay, vị ngọt, vị mặn hoặc những đồ ăn quá nóng, đặc biệt không được nhai kẹo sing-gum cho đến khi lành vết thương.
  • Để mau chóng lành vết thương, người bệnh nên ăn các thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều rau củ và ăn uống đủ chất bổ sung vitamin và các chất khoáng.
  • Người bệnh nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý tránh trường hợp stress.
  • Để phòng tránh những tổn thương cho vùng niêm mạc miệng, khi đánh răng người bệnh nên chải nhẹ nhàng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Nhiệt miệng có phải là bệnh? Khắc phục nhiệt miệng như thế nào?

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp đối với tất cả đối tượng, đặc biệt ở …