Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Cẩm nang vàng trong việc điều trị bệnh nha chu

Cẩm nang vàng trong việc điều trị bệnh nha chu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
12/04/2017 514 Lượt xem

Bệnh nha chu là một trong những hung thủ gây mất răng, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ nên mỗi người cần trang bị kiến thức vàng cho một hàm răng khỏe đẹp.

Cẩm nang vàng trong việc điều trị bệnh nha chu

Cẩm nang vàng trong việc điều trị bệnh nha chu

Bệnh nha chu là gì?

Để hiểu bệnh nha chu là gì, theo các chuyên gia nha khoa điều đầu tiên mọi người cần hiểu nha chu là một tổ chức xung quanh răng có nhiệm vụ chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Để đánh giá một hàm răng khỏe đẹp, các sinh viên theo học Trung cấp y nha khoa cho biết chúng được quyết định bởi các yếu tố: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Các sinh viên này cũng cho hay, nướu sẽ ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm hại răng. Khi nướu tốt sẽ giúp cho hàm răng tốt, đồng thời nha chu chu liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanh chân răng, bao gồm các bệnh của nướu và các bệnh lý phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu.

Theo đó, bệnh nha chu được hiểu là bệnh của các mô quanh răng với tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở mô lợi, mô nha chu nâng đỡ của răng và xương ổ răng. Các biểu hiện của bệnh nha chu thường nướu viêm đỏ, chảy mủ, dễ chảy máu, răng lung lay, tiêu xương ổ răng và cuối cùng là mất răng. Đây cũng là nguyên nhân những người trưởng thành rơi vào mất răng do bệnh nha chu.

Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Để tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh nha chu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào, theo chuyên gia nha khoa thẩm mỹ, bác sĩ Răng hàm mặt Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ do sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng khiến bệnh nha chu hình thành. Theo lí giải của bác sĩ Giang, đầu tiên các mảng thức ăn bám dọc theo cổ răng, khe răng và túi lợi; sau đó vi khuẩn được nuôi dưỡng và cư trú tích tụ trong các mảng bám này tiết ra một số chất trên răng sẽ hình thành một màng trong suốt thúc đẩy thức ăn bám thêm vào. Nếu không được làm sạch đúng cách trong việc loại trừ mảng bám này, nó sẽ tích tụ gọi là mảng bám răng và các mảng bám răng bị vôi hóa (cứng dần) thành vôi răng (còn gọi là cao răng) theo thời gian. chính bề mặt thô nhám của vôi răng là nơi lý tưởng cho sự tích tụ thêm nhiều vi khuẩn và khả năng gây bệnh viêm lợi ngày càng cao hơn. Sự tích tụ số lượng các vi khuẩn trong mảng bám răng, lượng vi khuẩn ngày càng tăng là yếu tố khởi phát bệnh nha chu.

Ngoài yếu tố vi khuẩn thì thể trạng của bệnh nhân cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Các yếu tố nguy cơ và làm tăng nặng tình trạng nha chu bao gồm: Chế độ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe răng miệng không tốt ; hút thuốc lá, bị tiểu đường ; tâm lý căng thẳng (làm giảm sức đề kháng của cơ thể) ; các bệnh tác hại đến hệ thống miễn dịch như bệnh bạch cầu, nhiễm HIV/AIDS.

Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Triệu chứng chẩn đoán bệnh nha chu

Để có thể nhận biết được bệnh nha chu, các chuyên gia răng hàm mặt từng học Cao đẳng Y Dược Hà Nội văn bằng 2 cho biết triệu chứng bao gồm: Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu, nướu chảy máu khi chải răng, hôi miệng, vôi răng đóng ở cổ răng, có Có cảm giác không bình thường khi nhai, răng lung lay, ấn vào nướu thấy mủ chảy ra, răng dịch chuyển và thưa dần

Cách phòng và điều trị bệnh nha chu

Để có hàm răng chắc khỏe và đẹp, bác sĩ răng hàm mặt Dương Trường Giang cho biết khi chưa bị bệnh, bạn cần vệ sinh răng miệng với bàn chải và kem đánh răng đều đặn, thường xuyên hàng ngày sau mỗi bữa ăn, vào buổi sáng, tối trước khi đi ngủ ; kết hợp với tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng, súc miệng hàng ngày với nước ấm pha muối loãng hay các loại nước súc miệng sát khuẩn giúp cho răng miệng được sạch sẽ, có mùi thơm. Việc giữ gìn lợi và răng được sạch sẽ góp phần không để các mảng bám có cơ hội tích tụ trên răng, lợi răng. Ngoài ra, bạn nên kết hợp với việc ăn nhiều trái cây, rau xanh và vitamin C. Đặc biệt, bạn phải khám răng định kỳ và điều trị sớm khi có dấu hiệu của bệnh viêm nha chu.

Khi bệnh bệnh viêm nha chu xảy ra, bạn cần vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và kem đánh răng đều đặn, kỹ lưỡng hàng ngày sau mỗi bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Trong trường hợp mới phát hiện, bạn hãy nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để chăm sóc tốt vệ sinh răng miệng thì bệnh sẽ khỏi nhanh chóng, giúp cho lợi răng trở lại bình thường. Trong khi cao răng hay vôi răng hình thành, bạn nên đi khám bác sĩ nha khoa để được cao răng và được hướng dẫn phương pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Bệnh nha chu nếu không điều trị sớm sẽ khiến bạn mất răng ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đều đặn, kết hợp với việc khám định kỳ tại các phòng khám nha khoa hoặc Viện thẩm mỹ Hà Nội để được các bác sĩ khám và hướng dẫn tận tình về về cách vệ sinh răng miệng đúng cách và khoa học nhất.

Nguồn: Trungcapnhakhoa.com

Có thể bạn quan tâm

Trẻ sơ sinh có bị mắc bệnh răng miệng không?

Trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt nên việc quan tâm đến sức khỏe …