Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Bệnh Nha Chu > Bệnh Nha Chu Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng

Bệnh Nha Chu Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
26/05/2016 1,082 Lượt xem

Bệnh nha chu là bệnh răng miệng rất phổ biến hiện nay. Bệnh này thường gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng mất răng ở người lớn.

 

benh-nha-chu
Cấu tạo của mô nha chu

Nha chu là một tổ chức xung quanh răng giữ chức năng chống đỡ, bảo vệ răng trong xương hàm.

Thông thường, một chiếc răng lành lặn được giữ chặt trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu có tác dụng ôm sát lấy chân răng để che chở cho các mô nhạy cảm bên dưới và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng.

Nướu là phần có màu hồng nhạt lấm chấm da cam, đôi khi màu sắc của nướu sẽ sậm hay nhạt màu hơn tùy vào cơ địa của từng người nhưng không bao giờ có màu đỏ sậm. Các gai lợi nằm ở giữa các răng tròn đều, săn chắc giúp thức ăn trượt dễ dàng và không bị giắt thức ăn khi nhai.

Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu là tình trạng bệnh lý của mô nha chu bao gồm: viêm nướu và viêm nha chu phá hủy. Đây là tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu và lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, tình trạng này sẽ làm cho nướu mất đi khả năng bám dính vào răng, xương ổ răng sẽ bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập. Bệnh nha chu là nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nha chu

Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu theo các chuyên gia hội dược học việt nam và các bác sĩ nha khoa cho biết là sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu, trên răng sẽ hình thành những màng bám do thức ăn thừa gây ra. Nếu không đánh răng đều để loại trừ màng này, nó sẽ tích tụ, dần dần bị khoáng hóa trở thành vôi răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhập mô nướu và gây ra hiện tượng viêm. Hiện tượng này sẽ phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi răng.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nha chu bao gồm:

– Chế độ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe răng miệng không tốt.

– Tâm lý căng thẳng (làm giảm sức đề kháng của cơ thể).

– Hút thuốc lá, bị tiểu đường.

– Các bệnh tác hại đến hệ thống miễn dịch như bệnh bạch cầu, nhiễm HIV/AIDS.

Bệnh nha chu có những triệu chứng gì

trieu-chung-benh-nha-chu

Khi tình trạng chăm sóc răng miệng không sạch, có nhiều mảng bám vi khuẩn lắng đọng nhiều trên rãnh lợi, kẽ răng lâu ngày làm cho lợi bị viêm, sưng phồng, chảy máu, làm lung lay một hay nhiều răng.

Khi lợi bị viêm, nhiễm trùng thường có màu đỏ sậm, căng phồng dễ chảy máu khi ăn, nhai, hay chải răng. Khi lợi bị viêm, mô lợi trở nên lỏng lẻo thay vì bám chặt vào chân răng, lúc này sẽ rất dễ bị giắt thức ăn khi ăn, nhai.

Quan sát thì thấy có nhiều mảng bám và vôi răng. Nếu mảng bám vi khuẩn bám trên răng lâu ngày sẽ trở nên cứng nhắc được gọi là vôi răng hay đá răng. Khi ăn các mảng bám sẽ dễ dàng tích tụ và bám trên lớp vôi răng hơn làm cho lớp vôi răng càng trở nên dầy thêm và làm cho tình trạng viêm lợi càng trở nên trầm trọng.

Trong điều kiện bình thường,nếu không vệ sinh răng lợi sạch sẽ thì 24 giờ sau khi tụ tập các mảng bám sẽ cứng lại tạo thành vôi răng mới và cứ thế nếu không chải răng sạch sẽ, thường xuyên kỹ lưỡng thì cứ thế lớp vôi răng càng dày lên.

Bệnh nha chu nếu không chữa kịp thời sẽ gây biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ răng miệng, phổ biến là mất răng ở người trưởng thành. Ngoài ra, các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng thâm nhập vào mạch máu, có thể làm giảm sức đề kháng và trầm trọng hơn các bệnh toàn thân như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ…

Vệ sinh chăm sóc sức khỏe răng miệng sạch sẽ là bước quan trọng ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu. Khi nướu có dấu hiệu viêm thì càng phải chú ý giữ vệ sinh. Đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra răng miệng để có phương án chữa trị kịp thời khi cần thiết.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học trung cấp nha khoa 2017 tại Hà Nội

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333

Có thể bạn quan tâm

Sâu răng có phải là bệnh? Điều trị sâu răng như thế nào?

Sâu răng là một trong những nỗi ám ảnh của nhiều người khi gây ra …