Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Bệnh Nha Chu > Cẩm nang kiến thức nhất định phải biết về bệnh nha chu

Cẩm nang kiến thức nhất định phải biết về bệnh nha chu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
02/04/2017 663 Lượt xem

Biết được những kiến thức về bệnh nha chu sẽ giúp bạn đọc chủ động tìm ra phương pháp phòng ngừa căn bệnh răng miệng này hiệu quả, an toàn.

Bệnh lý nha chu là gì?

Nha chu là một tổ chức xung quanh của răng, có chức năng chính là chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Bệnh nhân mắc phải bệnh nha chu khi bị vi khuẩn xâm nhập gây hại cho răng và khiến cho các mô nướu bị viêm, chân răng bị ăn mòn và dẫn đến tình trạng răng bị lung lay rồi rụng hẳn.

Cẩm nang kiến thức nhất định phải biết về bệnh nha chu

Các chuyên gia của Trung cấp Nha khoa khẳng định rằng, đa số bệnh nhân bị bệnh nha chu đều phát hiện bệnh khi đã quá muộn.

Bệnh nha chu là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập gây hại cho răng, khiến các mô nướu bị viêm, chân răng bị ăn mòn, dẫn đến tình trạng lung lay răng, rụng răng,… Bệnh có diễn tiến thầm lặng nên người bệnh thường không quan tâm, vì vậy bệnh thường được phát hiện khi đã quá muộn.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh nha chu

Khi mắc phải bệnh nha chu, phần lớn người bệnh sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Dấu hiệu nướu bị sưng đỏ, dễ bị chảy máu.
  • Dấu hiệu chảy máu khi chải răng.
  • Dấu hiệu có vôi răng đóng ở cổ răng.
  • Dấu hiệu bị hôi miệng.
  • Khi ấn vào nướu mà thấy có mủ chảy ra thì đó chính là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu.
  • Người bệnh viêm nha chu sẽ gặp phải khó khăn khi nhai.
  • Người bệnh sẽ bị lung lay răng, bị dịch chuyển hoặc thưa dần.

Ảnh hưởng của bệnh viêm nha chu đến sức khỏe

Bệnh nha chu có nhiều cấp độ. Thời gian đầu bị bệnh sẽ không thấy có dấu hiệu gì bất thường nhưng đến một giai đoạn nhất định thì khi động vào nướu sẽ bị chảy máu, khi bệnh trở nặng thì không động vào cũng thấy bị chảy máu.

Ảnh hưởng của bệnh nha chu đến sức khỏe chính là làm phá hủy các mô nâng đõ răng và làm tiêu xương ổ răng, lung lay răng, lệch răng, bệnh nha chu còn gây hôi miệng khiến cho người bệnh bị thiếu tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn trong việc ăn uống và gây ra bệnh đau dạ dày cho người bệnh.

Chăm sóc sau điều trị bệnh nha chu như thế nào?

Sau quá trình điều trị bệnh nha chu thì bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc chăm sóc sau điều trị bệnh nha chu theo sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên phục hình răng. Người bệnh cần phải:

  • Phải vệ sinh sạch sẽ răng miệng hàng ngày, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Người bệnh tuyệt đối không nên hút thuốc lá.
  • Cần phải tuân thủ đúng phương pháp chải răng, không thực hiện các động tác quá mạnh và nên chải răng trước khi đi ngủ và sau khi ăn. Không chải răng bằng phương pháp chải ngang vì khó làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng; mặt khác, dễ gây hại nướu và răng.
  • Người mắc bệnh nha chu nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám trên răng và thức ăn bám lại chứ không nên dùng tăm xỉa răng.

Trên đây là một số kiến thức cần biết về bệnh nha chu thường gặp phải ở nhiều người. Đây là căn bệnh có thể gây rụng răng nên bạn đọc cần chủ động tham khảo các kiến thức liên quan đến căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa an toàn.

Nguồn: Trungcapnhakhoa.com

Có thể bạn quan tâm

Điều trị bệnh Nha chu cho trẻ đúng cách như thế nào?

Bệnh Nha chu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ …