Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Tìm Hiểu Cách Loại Chỉ Tơ Nha Khoa Hiện Nay

Tìm Hiểu Cách Loại Chỉ Tơ Nha Khoa Hiện Nay

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
16/05/2016 1,513 Lượt xem

Việc dùng chỉ tơ nha khoa để chăm sóc sức khỏe răng miệng hiện nay đang dần trở nên phổ biến. Hiện nay trên thị có rất nhiều loại chỉ tơ nha khoa. Hãy nghe các kỹ thuật viên phục hình răng chia sẻ để tìm ra loại chỉ tơ phù hợp nhất.

loi-ich-cua-chi-to-nha-khoa

Bạn biết có bao nhiêu loại chỉ tơ nha khoa trên thị trường hiện nay?

Ngày nay, song song bên cạnh việc sử dụng bàn chải đánh răng để chăm sóc sức khỏe răng miệng, người ta còn sử dụng kèm theo chỉ nha khoa để tăng cường thêm việc bảo vệ răng.

Nguồn gốc chỉ tơ nha khoa.

Chuyện bắt đầu từ năm 1851, khi một Nha sĩ ở New Orleans tên là Levi Spear Parmly nhận thấy cần phải có phương án làm sạch răng trong trường hợp không có bàn chải. Vậy nên ông đã nghĩ ra cách cho một sợi tơ bôi sáp chạy quanh các kẽ răng để lấy các mảng bám thức ăn. Cách này cũng có thể trị tận gốc những bệnh không đáng có trong khoang miệng, do vậy nó được đánh giá là một phần quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng. Chỉ tơ nha khoa nhỏ, tiện lợi, có hiệu quả chải răng cao, vì vậy nó hữu dụng hơn rất nhiều so với bàn chải.

Tuy nhiên, đến năm 1882 nó mới bắt đầu được thương mại hóa trong ngành nha khoa, khi việc công ty Codman & Shurtleft sản xuất chỉ nha khoa bằng lụa không sáp. Năm 1898, Johnson & Johnson được cấp bằng sáng chế đầu tiên cho chỉ nha khoa lụa, loại chỉ này cũng được các bác sĩ phẫu thuật sử dụng để khâu vết thương. Một số nhãn hiệu chỉ nha khoa đầu tiên xuất hiện trên thị trường là Red Cross, Salter Sill Co. và Brunswick.

Trước Thế chiến thứ 2, có khá ít người sử dụng chỉ nha khoa lụa. Khi chiến tranh nổ ra, giá lụa tăng cao dẫn đến sự phát triển của một loại chất liệu thay thế, đó là chỉ nha khoa nylon. Người phát minh ra chất liệu mới này là Charles C. Bass. Rõ ràng, nylon ưu việt hơn lụa bởi mức độ chịu mài mòn và đàn hồi lớn hơn. Sau này, để đảm bảo tính thân thiện với môi trường, chỉ nha khoa đã được cải tiến, làm từ các chất liệu phân hủy sinh học có sẵn.

Các loại chỉ tơ nha khoa hiện nay

tam-chi-nha-khoa

Tăm chỉ tơ nha khoa.

Ngày nay, chỉ tơ nha khoa chủ yếu được làm từ nhựa. Hạt nhựa được nấu chảy và ép lại thành những sợi mỏng, dài, có độ dai và khá chắc chắn. Chỉ có thể được bổ sung thêm một lớp sáp, chất kháng viêm và hương liệu… trước khi được bán ra thị trường.

Hiện nay trên thị trường có hai loại phổ biến là loại chỉ tơ:

– Chỉ tơ truyền thống có những sợi chỉ tơ được cuộn trong một chiếc hộp (regular floss).

– Tâm chỉ nha khoa: loại sợi ngắn gắn cố định trên một cung nhỏ có một đầu dài để cầm (floss picks).

Chỉ tơ nha khoa có đường kính khác nhau tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra, để đa dạng hóa những loại chỉ tơ nha khoa, các nhà sản xuất còn bổ sung thêm mùi hương cam, dâu, bạc hà… hoặc một số thành phần khác như sodium fluoride, stannous flouride, chất kháng khuẩn (anti-amoebic), chất ức chế sự lên men (anti-yeast), chlorexidine, triclosan… vào sản phẩm của mình.

Ngày nay, trên thị trường có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng về chỉ tơ như: oral-b, fresh up, glide, dentol floss…

Xem thêm: 

Những Tin tức về thuốc bắc trong đông y
Tìm hiểu về hội dược học Việt Nam năm 2018

Hướng dẫn sử dụng chỉ tơ nha khoa.

cach dung chi to nha khoa

Cách sử dụng chỉ tơ Nha khoa đúng cách.

Với chỉ cuộn, bạn kéo ra một đoạn dài khoảng 45cm. Sau đó, cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3-5cm. Tiếp theo, kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh thân răng theo hình chữ C. Làm động tác kéo chỉ lên xuống để loại bỏ những mảng bám và làm sạch răng. Bạn nên thao tác nhẹ nhàng và không để chỉ tơ tiếp xúc với nứu răng, nhằm tránh làm tổn thương nướu. Lặp lại động tác trên ở những kẽ răng còn lại. Chú ý, kéo chỉ cho phía bên trái rồi quay sang bên phải của kẽ răng.

Địa chỉ đăng ký xét tuyển học trung cấp nha khoa Hà Nội năm 2018:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur tại Hà Nội: Số 101 Phố Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).

Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333.

Có thể bạn quan tâm

Nhận biết tình trạng sức khỏe răng miệng thông qua màu sắc răng

Màu sắc của răng có thể cho thấy nhiều thông tin về tình trạng sức …