Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Những Bệnh Răng Miệng Phụ Nữ Mang Thai Cần Đề Phòng

Những Bệnh Răng Miệng Phụ Nữ Mang Thai Cần Đề Phòng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (7 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
17/05/2016 1,297 Lượt xem

Thời kỳ mang thai là khoảng thời gian rất quan trọng và thiêng liêng với mỗi người phụ nữ. Nhưng đây cũng là thời kì dễ mắc phải những bệnh răng miệng nhiều nhất.

suc-khoe-rang-mieng-ba-bau

Bên cạnh vấn đề chăm sóc sức khỏe, các mẹ bầu còn cần phải chú ý đến vấn đề răng miệng nữa nhé. Chăm sóc răng miệng khi mang thai không chỉ giúp giảm những bệnh về răng nướu gây mất thẩm mỹ mà còn tránh được rủi ro không mong muốn đến sự phát triển của thai nhi nữa đó.

Tại sao chăm sóc răng miệng trong thai kỳ lại quan trọng?

Trong suốt thời gian mang thai, bạn hầu như sẽ có nhiều khả năng gặp vấn đề với răng và nướu. Nếu bạn bị nhiễm trùng răng hoặu nướu, khả năng con của bạn bị sinh non hoặc thiếu cân có thể cao hơn so với những người mẹ có răng và nướu khỏe mạnh.

Quá trình mang thai ảnh hưởng như thế nào đến răng và nướu?

Thai kỳ gây nên sư biến đổi hóc môn dẫn đến tăng nguy cơ các bệnh về nướu. Sư thay đổi về nồng độ hóc môn trong cơ thể làm cho nướu của bạn nhạy cảm với các mảng bám có hại – những màng không màu, dính của vi khuẩn tạo ra liên tục trên răng. Hơn nữa, nếu bạn đã có sẵn những dấu hiệu của bệnh viêm nướu, thai nghén có thể làm cho tình trạng này xấu đi. Đó là lí do tại sao bạn cần phải chú ý cẩn thận với những thói quen chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để kiểm soát các mảng bám.

Những bệnh răng miệng thường gặp khi mang thai:

  • Viêm nướu khi mang thai:

nguyen-nhan-bi-viem-nuou

Trong thời gian mang thai, nướu của bạn cực kì nhạy cảm với thức ăn và mảng bám. Nướu có thể trở nên đỏ, sưng, đau và dễ chảy máu. Ngoài ra còn có thể hôi miệng, chảy máu khi đánh răng…

Điều quan trọng là phải vệ sinh răng miệng tốt, sử dụng bàn chải, chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn và mảng bám và khi bị viêm nướu nếu không được xử lý tốt sẽ dễ dẫn đến bệnh nha chu.

  • Khối u lợi:

viem-nuou

Đây không phải thực sự là một khối u, nó là một tổ chức hạt mọc ở vùng lợi kẽ giữa hai răng, tổ chức hạt rất nhiều mạch máu nên dễ chảy máu khi va chạm. Tổ chức hạt có thể lớn tới mức cản trở hoạt động nhai, phát âm. Cách xử trí là cắt bỏ toàn bộ tổ chức hạt này.

  • Sâu răng khi mang thai:

khi-mang-thai-de-mac-benh-sau-rang

Sâu răng không hẳn là tăng trong thời gian mang thai. Nhưng việc kém vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống thay đổi chính là nguyên nhân gây ra sâu răng. Việc tăng sự thèm ăn, cảm giác thèm ăn trong thời gian mang thai dẫn đến việc ăn các bữa ăn nhẹ và ăn các loại thực phẩm có chứa đường cao.

  • Viêm quanh răng:

khi-mang-thai-de-mac-benh-viem-quanh-rang

Một số người quan niệm cũ cho rằng “mất một chiếc răng cho mỗi kỳ mang thai”. Thực chất điều này không đúng. Việc không chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt dẫn đến việc bạn bị viêm quanh răng và gây hậu quả mất răng. Vì vậy chăm sóc răng miệng tốt bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa là cách phòng tốt nhất.

Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe răng miệng khi mang thai:

– Chải răng kỹ bằng kem đánh răng có fluoride ít nhất 2 lần/ ngày và sau mỗi bữa ăn và ăn nhẹ nếu có thể.

– Sử dụng chỉ tơ nha khoa một lần một ngày.

– Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế ăn vặt để giữ gìn sức khỏe răng miệng cho bạn và em bé của bạn.

– Khám nha sĩ định kì để làm sạch răng (lấy cao răng), kiểm tra và tư vấn về sức khỏe răng miệng của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ sơ sinh chăm sóc răng miệng như thế nào?

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc một số bệnh răng miệng. Vì vậy, …