Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Nha sĩ hướng dẫn cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh

Nha sĩ hướng dẫn cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
17/04/2017 688 Lượt xem

Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh khiến trẻ quấy khóc, ăn uống kém,… ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, vì vậy các mẹ nên học cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh từ nha sĩ.

Điều trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Điều trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Nhiệt miệng là bệnh răng miệng thường gặp ở mọi độ tuổi đem đến cảm giác khó chịu cho người mắc phải, đặc biệt trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Trẻ bị nhiệt miệng với những vết loét hay vết tấy đỏ thường quấy khóc nhiều, miệng chảy nước dãi, không chịu ăn uống nên bị sụt cân rất nhanh và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Trong trường hợp nặng, trẻ nặng có thể bị nổi hạch hay dẫn đến sốt cao. Theo các Nha sĩ, nguyên nhân nhiệt miệng có rất nhiều lý do khác nhau nhau như  tổn thương niêm mạc, suy giảm chức năng miễn dịch, do ăn thức ăn nóng hay do dị ứng với thuốc… Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng theo các chuyên gia nha khoa có thể do virus herpes.

Cách điều trị nhiệt miệng ở trẻ

Như đã nói ở trên, nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng có thể do virus herpes, vì vậy để đề phòng bệnh nhiệt miệng, bạn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé như protein, kẽm, vitamin A, B2, C,…Để điều trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh mẹ của bé cần có một chế độ ăn uống khoa học, chế độ sinh hoạt hợp lí để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Theo kinh nghiệm dân gian, bôi mật ông vào vùng lở loét có tác dụng trong việc điều trị bệnh nhiệt miệng. Trong con số mà các sinh viên đang học Trung cấp Nha khoa  – Trường cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra cho biết trong mật ong chứa 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm hoặc vi khuẩn trong khi đây là thực phẩm có vị ngọt nên rất dễ uống nên trẻ dễ dàng tiếp nhận hơn.

Trong thời gian trẻ bị nhiệt miệng, một sinh viên từng học Trung cấp Điều dưỡng Nha khoa nay là bác sĩ Nha khoa khuyên cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, đảm bảo cho trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Bạn nên cho trẻ ăn những đồ ăn có tính mát như rau má, nước mía,… sẽ làm giảm tính nhiệt trong cơ thể trẻ. Đặc biệt các bậc cha mẹ không nên cho trẻ uống đồ lạnh hay đồ ăn cay, nóng sẽ làm cho quá trình bị nhiệt miệng của bé diễn ra lâu hơn. Do trong thời gian bị nhiệt miệng, trẻ hay quấy khóc và chán ăn nên việc bổ các chất dinh dưỡng cho trẻ không chỉ giúp trẻ có sức đề kháng để chống lại vi khuẩn mà còn giúp quá trình trị nhiệt miệng diễn ra nhanh hơn.

Nhiệt miệng khiến trẻ hay khóc

Nhiệt miệng khiến trẻ hay khóc

Kết hợp với việc ăn uống đầy đủ, bạn có thể áp dụng kinh nghiệm dân gian trong việc điều trị bệnh nhiệt miệng như súc miệng bằng nước củ cải, nước rau ngót, nước khế hoặc nước muối sinh lý hay thuốc bôi theo y học hiện đại. Nhưng nếu bạn áp dụng phương pháp dùng nước muối sinh lý hay thuốc bôi cần theo tư vấn của bác sĩ để tránh gây ra kích ứng hoặc làm cho trẻ bị dị ứng.

Đối với những trẻ tầm hai tuổi trở lên, bạn nên dạy bé cách vệ sinh răng miệng hợp lí. Ban đầu mẹ có thể giúp bé thực hiện chải răng, sau đó cho bé tập dần những thói quen đánh răng, súc miệng hằng ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Răng miệng của trẻ còn nhạy cảm và mong manh nên các mẹ cân nhắc chọn loại bàn chải mềm để không làm tổn thương miệng bé. Đặc biệt không để trẻ cho tay vào miệng hay ngậm các vật sắc nhọn.

Trên đây là tổng hợp những phương pháp trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh được chia sẻ rất nhiều trên các trang mạng xã hội,… đang được các bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên dù áp dụng trị nhiệt miệng theo phương pháp dân gian hay hiện đại bạn cùng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Nha khoa để đảm bảo tốt nhất sức khỏe răng miệng của bé.

Bệnh nhiệt miệng rất dễ gặp và hay tái phát trở lại, đặc biệt đối với trẻ lại có nguy cơ nhiều hơn nên các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày nhằm ngăn ngừa mắc các bệnh nha khoa trẻ em. Nếu bệnh của bé vượt qua tầm kiểm soát, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Nha khoa để bác sĩ Nha khoa khám và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Theo: Trường cao đẳng Y Dược Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Sâu răng có phải là bệnh? Điều trị sâu răng như thế nào?

Sâu răng là một trong những nỗi ám ảnh của nhiều người khi gây ra …