Danh mục
Trang chủ > Bệnh Nhiệt Miệng - Lở Miệng > Bệnh Nhiệt Miệng, Lở Miệng – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh Nhiệt Miệng, Lở Miệng – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
03/06/2016 2,199 Lượt xem

Bệnh nhiệt miệng – lở miệng ở người lớn là một bệnh thường gặp. Tuy đây không phải là bệnh nặng nhưng nó lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

nhiet-mieng-lo-mieng

Bệnh nhiệt miệng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày.

Bệnh nhiệt miệng – lở miệng là gì?

Bệnh nhiệt miệng lở miệng hay còn gọi là bệnh nhiệt miệng, theo thống kê cho thấy, khoảng 20% dân số bị bệnh lỡ miệng thường xuyên, và đa số bệnh này xuất hiện ở người lớn, người trong độ tuổi trưởng thành và trung niên.

Bệnh nhiệt miệng lở miệng hay còn gọi là aphthous là một bệnh thường gặp. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường bắt đầu với cảm giác hơi ngứa hoặc nóng tại vùng sắp bị, vài ngày tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra. Các vết loét do aphthous thường có hình bầu dục màu trắng hay màu vàng, có biên giới viêm đỏ, rất đau đớn. Đặc biệt nếu không được chăm sóc răng miệng đúng cách dể dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống rất vất vả.

Nguyên nhân bệnh nhiệt miệng – lở miệng

nhiet-mieng-do-an-do-an-nong Theo Dược học việt nam thì đồ ăn cay nóng là nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng.

– Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lở miệng. Theo dân gian, bệnh lở miệng là do chúng ta thường xuyên ăn những đồ ăn có tính nóng như: các loại trái cây như mít, xoài, nhãn, chôm chôm… Còn đối với chuyên gia nha khoa thì các chuyên gia cho rằng bệnh nhiệt miệng lở miệng do rất nhiều nguyên nhân:

– Do chức năng miễn dịch bị suy giảm vì áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng, ăn uống thiếu chất hay sức khỏe sa sút… Các vi khuẩn, vius có điều kiện tấn công. Đây được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh.

– Do những sang chấn như nhai phải miệng, lưỡi, các tác động khác làm rách niêm mạc ở vùng này có thể gây nên lở loét như: đánh răng quá mạnh tay…

– Do các bệnh răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng…

– Do nhiễm khuẩn vì mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.

– Do yếu tố nội tiết, thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị nhiệt miệng trong thời kỳ sau sinh, thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt hoặc trong khi mang thai.

– Do cơ thể suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc (chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì … ) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét.

– Một số yếu tố nguy cơ: thiếu hụt các chất tạo máu (như iron, folic acid, vitamin B12); bất thường miễn dịch; nhiễm khuẩn (như herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,…)

Hường dẫn điều trị bệnh lở miệng

su-dung-bot-san-day-chua-nhiet-mieng

Bột sắn dây là thức uống chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả.

– Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.

– Để điều trị, bạn cần uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.

– Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.

– Bạn nên nấu nước rau má, rau ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc và phải uống đủ 1,5-2l/ngày

– Kiêng đặc biệt nước đá lạnh.

– Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.

– Uống nhiều nước hơn bình thường một chút.

– Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan… Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm…

– Khi bị bệnh nhiệt miệng – lở miệng, việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân sẽ giúp cho bệnh nhân có phương pháp chữa trị hiệu quả hơn, nhằm phòng tránh bệnh sẽ tái phát nhiều lần sau đó.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học Trường trung cấp nha khoa tại Hà Nội:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333.

Có thể bạn quan tâm

Sâu răng có phải là bệnh? Điều trị sâu răng như thế nào?

Sâu răng là một trong những nỗi ám ảnh của nhiều người khi gây ra …