Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Hướng dần điều trị nhiệt miệng đơn giản nhanh chóng ngay tại nhà

Hướng dần điều trị nhiệt miệng đơn giản nhanh chóng ngay tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
20/11/2018 211 Lượt xem

Một trong những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng như: Răng bị sâu, viêm quanh răng,lở loét, nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng không ít đến người bệnh dưới đây là cách điều trị nhiệt tại nhà đơn giản.

Hướng dần điều trị nhiệt miệng đơn giản nhanh chóng ngay tại nhà

Hướng dần điều trị nhiệt miệng đơn giản nhanh chóng ngay tại nhà

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng như thế nào?

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng thường rất rõ ràng như: Sưng tấy đỏ ở khoang miệng, gây lở loét rát và khó chịu nhất là khi bệnh nhân ăn nhai nuốt một cách rất là khó khăn. Khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn, khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.

Cách điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Với những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.

Đối với những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.

Trong trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định bệnh.

Liên thông Cao đẳng Y Dược chất lượng cao

Liên thông Cao đẳng Y Dược chất lượng cao

Hướng dẫn cách điều trị bệnh nhiệt miệng tại nhà

Theo các chuyên gia Truong Cao dang Duoc Sai Gon chia sẽ những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà.

  • Để điều trị, bạn cần uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.
  • Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bạn bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.
  • Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.
  • Lấy một nhúm hạt mè đen sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày sẽ mau khỏi
  • Bạn nên nấu nước rau má, rau ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc , và phải uống đủ 1,5-2l/ngày
  • Kiêng đặc biệt nước đá lạnh.
  • Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.
  • Uống cà phê đen nóng (ngày 01 tách (phin) ).
  • Uống nhiều nước hơn bình thường một chút
  • Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan… Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm.
  • Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

Nguồn: Trung cấp nha khoa

Có thể bạn quan tâm

Trẻ sơ sinh chăm sóc răng miệng như thế nào?

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc một số bệnh răng miệng. Vì vậy, …