Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Chữa đau bụng bằng phương pháp y học cổ truyền.

Chữa đau bụng bằng phương pháp y học cổ truyền.

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
09/08/2016 615 Lượt xem

Chữa đau bụng bằng phương pháp y học cổ truyền.

Trong cuộc đời của chúng ta đều sẽ gặp phải chứng đau bụng, không nhiều lần thì ít lần, đau bụng do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy vào mức độ hay nguyên nhân gây ra đau bụng mà chữa trị kịp thời, theo y học cổ truyền cũng có những bài thuốc hay để chữa khỏi triệu chứng này.

chữa đau bụng

Nếu đau ở dạ dày là thuộc kinh túc thái âm tỳ, đau ở rốn là thuộc kinh túc thiếu âm thận; đau ở bụng dưới thuộc kinh túc quyết âm can. Nguyên nhân gây đau bụng rất nhiều như đau dạ dày do viêm niêm mạc, thủng dạ dày, viêm ruột thừa, tắc ruột, đau gan, đau túi mật, đau tụỵ, đau thận, đau bàng quang, đau bụng do giun sán, giun chui ống mật…

Do nguyên nhân nhiều và phức tạp như vậy nên khi đau bụng cần được thăm khám để loại trừ đau bụng ngoại khoa cần phẫu thuật như thủng dạ dày, viêm ruột thừa… thì phải đi bệnh viện kịp thời mổ cấp cứu mới tránh khỏi tử vong. Trường hợp đau bụng mạn tính có thể kết hợp điều trị bằng Đông y.

Trong y học cổ truyền, đau bụng chia theo chứng hư hay thực, hàn hay nhiệt.

– Đau mà có hình, khối, cục thường thuộc loại thực tích, trùng tích, ứ huyết. Loại này thường đau liên miên và đau một chỗ.

– Đau mà không có hình, cục, khối, thường thuộc loại khí tụ hàn ngưng.

– Đau không có chỗ nhất định, khi đau, khi không, thuộc loại khí hư, huyết hư.

– Đau mà thích xoa bóp, trước khi ăn đau rất dữ, phần nhiều thuộc loại hư chứng.

– Đau mà không cho xoa bóp, sau khi ăn lại đau dữ hơn, phần nhiều thuộc loại thực chứng.

– Mạch sáp, miệng khát, rêu lưỡi vàng, nước tiểu đỏ là chứng nhiệt.

– Mạch trì, không trầm, rêu lưỡi vàng, tiểu tiện trong và dài, hơ nóng thì đỡ đau là thuộc về hư hàn.

Những điều cần chú ý khi chữa đau bụng theo Đông y

1- Nếu vì can mộc khắc tỳ thổ thì thường đau trên rốn, nặng thì đau ran hai bên sườn, khi đau thì co rút, bụng sôi, đi đại tiện xong vẫn cứ đau, miệng đắng, nôn chua. Mạch huyền.

Phép chữa: ức can phù tỳ. Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Thược dược cam thảo thang: thược dược, cam thảo đều 24g. Sắc uống. Tác dụng tư âm, hoà dương, hoãn cấp chỉ thống dứt đau bụng.

Bài 2: Tiểu kiến trung thang:  thược dược 12g, quế chi 6g, sinh khương 4g, đại táo 4 quả, cam thảo 4g, mạch nha 20g. Cho thuốc vào sắc với nước vừa đủ, sắc còn một nửa, bỏ bã rồi cho mạch nha vào sắc tiếp 5 phút nữa là  được. Uống ấm trong ngày. Tác dụng ôn trung, bổ hư. chỉ thống, giáng nghịch, trị đau bụng.

Bài 3: Tiêu dao tán:  sài hồ, đương quy, bạch thược (sao rượu) đều 8g, bạch truật 8g, phục linh 8g, chích thảo 4g, bạc hà 4g, gừng lùi 4g. Sắc uống. Tác dụng trị can, tỳ huyết hư, sốt, nóng, ho, đau bụng..

– Khí hư mà đau: thích xoa bóp, thở ngắn hơi, chân tay bủn rủn, lao động thì đau nhiều. Phép chữa: phải bổ khí. Dùng bài Tứ quân tử thang: nhân sâm, bạch truật, phục linh đều 4g, cam thảo, đại táo đều 2g. Sắc uống. Tác dụng bổ khí, kiện tỳ, trị đau bụng nôn mửa, ỉa chảy.2- Vì hư ở trong mà bụng đau: có 2 loại:

– Huyết hư thì bụng đau lâm râm sắc mặt vàng sẫm, đánh trống ngực, ít ngủ. Phép chữa: phải bổ huyết. Dùng bài Tứ vật: thục địa, bạch thược, xuyên khung, đương quy đều 12g. Tán bột ngày uống 3 lần mỗi lần 2g. Hoặc sắc uống. Tác dụng bổ huyết điều can, trị các bệnh về huyết, huyết kém da nhăn, da khô, bị lạnh đau bụng.

3- Vì hàn ở trong mà bụng đau: đau liên miên không dứt, thích uống nóng, gặp nóng thì  đỡ đau, tiểu tiên trong, dài, chân tay quyết lạnh. Mạch trầm trì vô lực. Phép chữa: ôn trung lý khí. Dùng bài Hương sa lý trung thang: nhân sâm 8g, bạch truật 8g, can khương 4g, cam thảo 4g, mộc hương 4g, sa nhân 4g. Sắc uống. Tác dụng trị tỳ hàn đau bụng.

4- Vì huyết ứ mà bụng đau: bụng không no, không  đầy, về đêm đau nặng hơn, đau một chỗ nhất định, chườm nóng thì đỡ. Phép chữa: phải hoạt huyết hành khí. Dùng bài Thử niêm tán: huyền hồ sách (sao giấm), ngũ linh chi (sao giấm), thảo quả, một dược, các vị lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 12g với rượu ấm .Tác dụng trị huyết trệ, bụng đau.

Có thể bạn quan tâm

Nhận biết nguyên nhân và cách đề phòng những cơn đau tim

Theo Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đau tim là tình trạng đau đột ngột …