Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Nhận biết nguyên nhân và cách đề phòng những cơn đau tim

Nhận biết nguyên nhân và cách đề phòng những cơn đau tim

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
07/06/2023 66 Lượt xem

Theo Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đau tim là tình trạng đau đột ngột ở vùng ngực trái. Đây là một tình trạng y tế khẩn cấp cần can thiệp nhanh chóng để tăng cơ hội sống và giảm tổn thương tim. Triệu chứng này thường không kéo dài nhưng có thể tái phát nhiều lần cảnh báo nguy cơ tim có thể bị tổn thương hoặc cơ quan nào đó gặp bất thường.

Nhận biết nguyên nhân và cách đề phòng những cơn đau tim
Nhận biết nguyên nhân và cách đề phòng những cơn đau tim

Thế nào là một cơn đau tim

Là khi nguồn máu cung cấp tới tim bị cắt, đây là trường hợp khẩn cấp cần được xử trí và điều trị ngay.

Khi bị bệnh động mạch vành, động mạch cung cấp máu giàu oxy cho tim trở nên hẹp lại do quá trình tích tụ cholesterol hoặc chất béo, canxi và protein hình thành mảng bám trong động mạch.

Các mảng bám này qua thời gian có thể vỡ tạo ra các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch khiến tim thiếu hụt lượng oxy cần thiết gây ra các cơn đau tim.

Nguyên nhân của cơn đau tim

Bị bệnh mạch vành: Các mảng xơ vữa làm thành động mạch hẹp dần, khả năng cung cấp máu và oxy đến cơ tim giảm. Và khi lòng động mạch bị hẹp đến một mức độ nào đó cơ tim sẽ bị thiếu máu và oxy gây nên cơn đau thắt ngực. Nếu bệnh mạch vành không được kiểm soát, tình trạng tắc nghẽn ngày càng xấu đi, một vài động mạch vành có thể bị tắc hoàn toàn và gây ra cơn đau tim.

Những người hút thuốc lá, bị tiểu đường, huyết áp cao, thừa cân béo phì, cholesterol cao… thường có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành.

Lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng các chất kích thích có hại như methamphetamine, cocain, amphetamine… có thể khiến động mạch vành bị thu hẹp giảm việc cung cấp máu tới tim và kích hoạt các cơn đau tim.

Dấu hiệu nhận biết cơn đau tim

Không phải tất cả các cơn đau tim đều đột ngột và dữ dội. Nhiều trường hợp các triệu chứng không đáng kể hoặc tích tụ dần theo thời gian. Các triệu chứng thường thấy:

Cảm thấy đau, tăng áp lực hoặc nặng ở ngực, cánh tay hoặc vùng dạ dày trên.
Có thể đau lan ra trên cánh tay, lưng, hàm hoặc cổ họng.
Cảm giác nghẹt thở, mệt mỏi.
Đổ mồ hôi.
Có thể chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa
Cảm giác khó thở; Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường

Các bác sĩ có thể kiểm tra, chẩn đoán tình hình của bệnh nhân bằng cách áp dụng các phương pháp hiện đại như: siêu âm tim, chụp CT,… để biết được nguyên nhân cũng như tình trạng của bệnh nhân. Từ đó sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

Điều trị cơn đau tim

Còn tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có các phương án điều trị khác nhau. Nếu chỉ thỉnh thoảng bị đau nhói ở tim có thể chỉ cần nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên đa số trường hợp bác sĩ phải chẩn đoán tìm nguyên nhân và điều trị tích cực. Một số phương pháp thường dùng điều trị:

Điều trị nội khoa

Bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc có tác dụng giãn mạch, tăng cường máu nuôi tim kết hợp thuốc giảm stress, thuốc tiêu huyết khối. Cụ thể:

Thuốc chống trầm cảm: giúp điều trị do vấn đề stress, tâm lý hoặc bệnh nặng lên do hoảng loạn về tâm lý.

Thuốc giãn động mạch vành: thuốc nhóm nitrat để giãn động mạch vành tim, đảm bảo lưu thông máu tốt hơn.

Thuốc làm tan huyết khối: điều trị tình trạng đau nhói ở tim do tắc nghẽn mạch vành do cục máu đông.

Điều trị bằng phẫu thuật can thiệp

Tùy vào tình trạng và nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp can thiệp phù hợp:

Nong mạch, đặt Stent mạch vành: rất hiệu quả với tình trạng đau tim do bệnh tắc hẹp mạch máu.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Khi tổn thương mạch vành nghiêm trọng, không thể phục hồi hoặc phục hồi không hoàn toàn.

Điều trị bằng thay đổi lối sống

 Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn giảng viên trung cấp nha khoa góp ý về việc duy trì lối sống lành mạnh giúp cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch, nên:

Thực hiện chế độ ăn uống cho người có bệnh lý tim mạch: Ít chất béo bão hòa, tăng cường ăn rau, trái cây, củ quả, hạn chế muối và cholesterol,…

Duy trì cân nặng. Nếu đang béo phì hoặc thừa cân, hãy giảm cân lành mạnh bằng chế độ ăn và luyện tập.

Bỏ thuốc lá.

Tăng cường hoạt động thể chất nâng cao sức khỏe.

Kiểm soát tốt các bệnh lý: huyết áp cao, tăng cholesterol, bệnh tiểu đường,…

trường cao đẳng dược sài gòn đạo tạo y dược chất lượng

Sơ cứu người bị đau tim

Cơn đau tim sẽ trở nên nguy hiểm khi xuất hiện các triệu chứng trầm trọng, kéo dài và không có dấu hiệu giảm bớt dù đã nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc đau thắt ngực. Thậm chí có thể cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Chính vì thế đau tim là tình trạng y tế khẩn cấp người bệnh cần được điều trị khẩn trương để tăng cơ hội sống và giới hạn tình trạng tổn thương tim.

Nếu có các dấu hiệu của đau tim, nên nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc nhờ bạn bè, người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi có thể áp dụng một số cách sơ cứu:

 Nới rộng quần áo ở cổ, ngực, bụng. Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái, đầu và vai được nâng đỡ, đầu gối gấp để giảm gánh nặng cho tim. Bình tĩnh, tránh hoảng loạn.

Sử dụng thuốc aspirin: Nhai một liều aspirin dạng viên nén có thể giúp tan cục máu đông và làm giảm thiểu tổn thương cơ tim. Không được dùng trong trường hợp bị dị ứng hoặc có các chống chỉ định đặc biệt. Uống liều lượng ra sao cần có sự tư vấn chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dùng Nitroglycerin hoặc các thuốc khác đã được bác sĩ kê đơn trước đó để sơ cứu người bị đau tim. Tuyệt đối không dùng các thuốc tim mạch của người khác vì có thể khiến bệnh nhân nguy hiểm hơn.

Theo lời khuyên của các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và đã từng có những cơn đau thắt ngực trước đó nên chuẩn bị các phương án trước khi cơn đau tim xảy ra như: Số điện thoại người thân, điện thoại cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất, các thuốc điều trị luôn cần mang theo bên người đề phòng các cơn đau tim đến bất ngờ.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh hưởng của viêm nha chu nặng tới sức khỏe răng miệng

Viêm nha chu là một trong những bệnh phổ biến về sức khỏe răng miệng. …