Chải đầu:
Dùng các ngón tay giống như chiếc lược chải đầu, theo hướng chải thẳng và chải ngang, vừa chải vừa kéo nhẹ chân tóc.
Ấn day chân tóc:
Dùng đầu ngón tay thực hiện kỹ thuật ấn theo hình lò xo vùng chân tóc vùng Thái dương.
Tìm điểm đau và ấn day điểm đau vùng đầu:
Ấn day cho thích hợp: nếu điểm đau càng ấn càng khó chịu thì điểm đau này chứng tỏ mới bị bệnh cần ấn day nhanh mạnh với thời gian ngắn 30 – 60 giây cho 1 điểm đau. Nếu điểm đau càng ấn càng dễ chịu, chứng tỏ bệnh đã lâu hoặc tái đi tái lại nhiều lần cần ấn day nhẹ nhàng và thời gian lâu 2 – 3 phút cho 1 huyệt.
Vỗ đầu:
Thủ thuật chặt bằng ngón tay: 2 bàn tay chập lại tác động vùng đầu.
Gõ đầu:
Dùng đầu các ngón tay vỗ quanh đầu, theo hai hướng ngược chiều nhau, vỗ thành vòng tròn.
Bóp đầu:
Ngón cái 1 bên, các ngón tay còn lại 1 bên và thực hiện bóp. Hai bàn tay bóp đầu theo hướng từ dưới lên trên, bóp nhịp nhàng.
Rung:
Hai tay ôm lấy đầu và thực hiện kỹ thuật rung với tần số nhanh.
Tìm hiểu đau và ấn day điểm đau vùng đầu:
Ấn day cho thích hợp: nếu điểm đau càng ấn càng khó chịu thì điểm đau này chứng tỏ mới bị bệnh cần ấn day nhanh mạnh với thời gian ngắn 30 – 60 giây cho 1 điểm đau. Nếu điểm đau càng ấn càng dễ chịu, chứng tỏ bệnh đã lâu hoặc tái đi tái lại nhiều lần cần ấn day nhẹ nhàng và thời gian lâu 2 – 3 phút cho 1 huyệt.
Làm ngày 1 lần, mỗi lần 20 – 30 phút. Nếu 3 – 5 ngày không cải thiện thì nên khám chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân mà điều trị cho thích hợp.
Để phòng ngừa hội chứng RLTĐ: thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy nhẹ nhàng, tránh nhanh, mạnh, đột ngột; cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm xuống nếu cảm thấy chóng mặt… Người bệnh không được tự mua thuốc uống vì ngoài RLTĐ, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như: tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng…