Danh mục
Trang chủ > Nha Khoa Thẩm Mỹ > Cách Xử Lý Khi Trồng Răng Sứ Bị Hôi Miệng

Cách Xử Lý Khi Trồng Răng Sứ Bị Hôi Miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
08/09/2016 1,070 Lượt xem

Sau khi trồng răng sứ thẩm mỹ một số người bị hôi miệng, vậy nguyên nhân bị hôi miệng sau khi trồng răng sứ là do đâu và giải pháp nào để điều trị chứng hôi miệng? Các chuyên gia Nha khoa  giải đáp thắc mắc trồng răng sứ bị hôi miệng phải điều trị như nào.

trong-rang-su-bi-hoi-mieng-phai-lam-sao

Vì sao trồng răng sứ bị hôi miệng?

Trồng răng sứ bị hôi miệng vì sao?

Phương pháp bọc răng sứ là phương pháp khá phổ biến hiện nay, đây như là một bước cải tiến mới trong ngành nha khoa giúp phục hình răng thẩm mỹ và bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài như hóa chất, nhiệt độ, vi khuẩn..

Tuy vậy, nếu sau khi bọc răng sứ bạn bị hôi miệng có thể do các nguyên nhân dưới đây.

Răng sứ có vết nứt hay những rãnh sần sùi làm thức ăn, vi khuẩn dễ bám vào dẫn đến hôi miệng.

Các cầu răng ở ngay phần nhịp (tại vị trí mất răng) làm không đúng kỹ thuật, hở nhịp, khó vệ sinh, thức ăn dễ bị bám vào cùi răng thật bên trong các khe bên dưới gây ra mùi hôi.

Bệnh nhân bị mắc bệnh hôi miệng từ trước khi làm răng sứ nhưng sau đó mới phát hiện ra. Do đó, răng sứ không phải là nguyên nhân gây hôi miệng.

Răng sứ không được gắn sát vào chân răng, chân răng bị hở, thức ăn và vi khuẩn tích tụ vào cùi răng thật bên trong, lâu ngày phân hủy và gây ra tình trạng hôi miệng.

Các loại răng sứ bằng kim loại sau một thời gian sử dụng, trong môi trường miệng dưới sự tác động của nước bọt, hóa chất, vi khuẩn,… răng sứ kim loại bị oxi hóa sẽ làm kích ứng cho răng thật và nướu, gây ra mùi khó chịu cho răng miệng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây hôi miệng khác không phải do trồng răng sứ:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần kim loại trong răng sứ
  • Người bệnh bị lở loét do trong quá trình ăn nhai cắn phải môi má.
  • Người bị mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa
  • Người bệnh có tiền sử bị hôi miệng
  • Chăm sóc sức khỏe răng miệng kém…

Cách điều trị trồng răng sứ bị hôi miệng

nen-dung-rang-toan-su-thay-cho-rang-su-kim-loai

Nên sử dụng răng toàn sứ thay cho răng sứ kim loại.

Để xử lý được tình trạng răng bọc sứ bị hôi thì trước tiên chúng ta cần đến phòng khám nha khoa để xác định rõ nguyên nhân gây hôi miệng là do đâu. Bác sĩ sẽ tiền hành kiểm tra kĩ lưỡng răng sứ có bị tác động không, nhịp nối giữa thân răng sứ nướu có bị hở không… Nếu là do kỹ thuật sai thì bác sĩ sẽ điều chỉnh hoặc hoặc làm lại răng sứ mới cho bệnh nhân; còn nếu nguyên nhân do các bệnh lý khác thì cần phải điều trị triệt để các bệnh răng miệng đó.

Ngoài ra, các bạn cũng nên chú trọng đến vấn đề vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày một cách đúng khoa học, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để khoang miệng luôn được sạch sẽ, thơm tho. Nên đi khám răng định kì 3-6 tháng/lần để kiểm tra, nếu có dấu hiệu bất thường thì bác sĩ có thể khắc phục được ngay.

Bên cạnh đó, khi thực hiện bọc răng sứ, người bệnh nên chọn loại răng toàn sứ thay cho răng sứ kim loại và nên tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao nhằm phòng tránh tình trạng hôi miệng do sự cẩu thả, sai kĩ thuật gây ra, giúp người bệnh có mộ hàm răng sứ bền, đẹp nhất.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học trung cấp nha khoa tuyển sinh năm 2018:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333.

Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur

 

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh lý răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh có ảnh hưởng đến răng miệng. Tuy nhiên, một số người có quan niệm sai lầm rằng ở độ tuổi này, răng phải rụng và đó là chuyện bình thường nên rất ngại đi khám răng.