Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Bệnh Nha Chu > Bệnh Nha Chu Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Bệnh Nha Chu Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
30/05/2016 1,334 Lượt xem

Bệnh nha chu là một bệnh răng miệng, nếu chúng ta không phát hiện sớm để chăm sóc sức khỏe răng miệng và điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến những mối nguy hiểm khôn lường cho răng của chúng ta.

benh-nha-chu-co-chua-dut-diem-duoc-khong

Bệnh nha chu có chữa dứt điểm được không?

Bệnh nha chu là một bệnh răng miệng khá phổ biến trong cộng đồng người Việt Nam. Theo điều tra dịch tể học của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, 60% dân số ở độ tuổi 35-45 bị bệnh nha chu. Với những biểu hiện khá phức tạp, bệnh nha chu có thể chữa khỏi được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Tìm hiểu bệnh viêm nha chu là gì?

Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng. Bệnh nha chu xuất phát từ nướu răng, gây chảy máu nướu, viêm tấy ửng đỏ làm đau nhức khó chịu. Lâu dần, răng sẽ lung lay theo nhiều hướng, gây xáo trộn khớp cắn. Trường hợp nặng hơn kèm theo xuất hiện mủ quanh cổ răng, lấy tay ấn nhẹ mủ sẽ tràn ra, miệng có mùi hôi, cuối cùng là răng rụng hàng loạt.

– Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám dọc theo cổ răng, khe răng. Vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám này sẽ gây viêm nướu răng. Theo thời gian, mảng bám răng bị vôi hóa tạo thành vôi răng. Khi ấy, nướu sẽ bị viêm nặng hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu.

– Bệnh tiến triển rất thầm lặng nên người bệnh thường ít chú ý. Các nướu bị sưng to rồi tự xẹp xuống làm người bệnh lầm tưởng là bệnh tự lành. Cứ thế, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì lớp mô nâng đỡ răng, dây chằng sẽ bị phá hủy và làm tiêu xương ổ răng, răng bị lung lay và cuối cùng sẽ mất răng dù răng còn nguyên vẹn, không bị sâu.

Bệnh nha chu có chữa khỏi dứt điểm được hay không?

benh-nha-chu-la-gi

 Các Nha sĩ sẽ sử dụng các kĩ thuật phục hình răng tiên tiến nhất để bạn lấy lại được sự tự tin.

– “Bệnh nha chu có chữa được hay không?” luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi đến khám bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh lý cụ thể ở mức độ nào mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và nhận định khả năng hồi phục của những tổn thương.

– Thông thường sẽ có 3 giai đoạn để phát triển thành bệnh nha chu gồm có: viêm nướu, viêm nha chu, viêm nha chu tiến triển.

– Nếu bệnh chỉ mới phát triển ở giai đoạn viêm nướu, bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng, làm sạch khoang miệng thì nướu có khả năng dần dần hồi phục và trở lại bình thường.

– Bác sĩ có thể ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh nha chu như: tình trạng chảy máu, chảy mủ, sưng nướu…Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, răng đã bị tụt nướu, tiêu xương nghiêm trọng làm lộ chân răng ra ngoài thì sau điều trị, nướu không thể tự phục hồi như trạng thái bình thường được.

– Nếu xương ổ răng bị tiêu hủy nhiều khiến răng bị lung lay thì dù sau điều trị có hiệu quả đến đâu cũng không thể giúp răng được vững chắc như cũ. Bởi các tổ chức xung quanh răng không có khả năng tự mọc lại sau những tổn thương.

– Trường hợp răng bị xô lệch do tác động của viêm nha chu thì sau điều trị, phần lớn các răng đều vẫn phải chịu đựng tình trạng như vậy.

– Nói như vậy không có nghĩa là không có cách nào phục hồi thẩm mỹ sau điều trị. Nha sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật kết hợp giúp tái tạo lại phần xương bị tiêu hủy, nắn chỉnh lại những răng xiêu vẹo nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.

– Khi bệnh viêm nha chu của bạn có thể sẽ được điều trị khỏi có nghĩa là răng của bạn sẽ chắc lại, không còn hiện tượng lung lay, khoang miệng cũng sẽ không còn mùi hôi nữa, tạm thời không xuất hiện hiện tượng chảy máu chân răng hoặc rỉ mủ nơi nướu nữa. Nhưng để duy trì tình trạng này bạn phải thường xuyên đi làm sạch vôi răng 1 tháng 1 lần hoặc lâu hơn là 2 tháng 1 lần. Mục đích của việc phải thường xuyên đi làm sạch vôi răng là để vôi răng mới hình thành không kịp sản sinh ra vi khuẩn gây hại cho khoang miệng. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và thường xuyên cũng sẽ giúp bạn bảo vệ được răng tốt hơn.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học trung cấp Nha khoa Hà Nội:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333

Có thể bạn quan tâm

Các giai đoạn phát triển của sâu răng và giải pháp khắc phục

Sâu răng là bệnh răng miệng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. …