Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Bệnh Hôi Miệng > Bệnh Hôi Miệng – Dấu Hiệu Nguy Hiểm Của Nhiều Bệnh

Bệnh Hôi Miệng – Dấu Hiệu Nguy Hiểm Của Nhiều Bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
01/06/2016 1,142 Lượt xem

Trong một số trường hợp cụ thể, bệnh hôi miệng không phải là một loại bệnh lý nữa mà nó trở thành một triệu chứng. Triệu chứng này thường hay gặp nhưng bệnh nhân lại khó tự phát hiện. Các Nha sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe răng miệng để giảm thiểu tình trạng hôi miệng này.

benh-hoi-mieng-dau-hieu-benh-nguy-hiem

Hôi miệng có thể là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm.

Bệnh hôi miệng – Dấu hiệu nguy hiểm của nhiều bệnh

Bệnh hôi miệng không chỉ đơn thuần là một loại bệnh lý thông thường. Đôi khi, hiện tượng hôi miệng chính là triệu chứng báo trước về nguy cơ mắc bệnh đối với cơ thể con người. Hôi miệng là triệu chứng của một số bệnh sau:

– Hôi miệng là triệu chứng của các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh răng, cao răng…

– Các bệnh lý ở vùng vòm họng như: viêm amidan, viêm VA, viêm họng cấp mãn, viêm hạ họng thanh quản, viêm xoang…

– Các bệnh của tuyến nước bọt: viêm nhiễm siêu vi, nhiễm trùng hoặc khối u gây giảm tiết nước bọt…

– Một số bệnh về hô hấp như: nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi.

– Bệnh ở đường tiêu hóa như: viêm thực quản, bệnh về dạ dày…

– Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như: tiểu đường, bệnh thận, một số bệnh về gan, mật…

– Người bị bệnh về mặt tâm lý: Theo thông tin trên tạp chí dược học việt nam thì bị stress, hay người quan tâm thái quá đến bản thân nên tự ảo tưởng ra miệng có mùi hôi…

– Một trường hợp rất hiếm đó là bệnh “Hội chứng hôi mùi cá ương” (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da.

– Thiếu ăn cũng là tác nhân gây hôi miệng vì lúc đó cơ thể sẽ bị mất cân bằng chuyển hóa chất béo và đạm.

– Cơ thể thay đổi sinh lý do nội tiết ở phụ nữ trong thời điểm rụng trứng, khi có kinh nguyệt…

Những cách khắc phục bệnh hôi miệng

che-do-an-uong-hop-ly

Để khắc phục cũng như chữa trị chứng hôi miệng, ta phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân chính dẫn đến bệnh. Những phương pháp đơn giản sau sẽ giúp chúng ta có hơi thở thơm tho hơn nếu được thực hiện đúng hằng ngày:

– Chế độ ăn uống điều trị hợp lý: không nên ăn quá no, đặc biệt là bữa tối nên ăn vừa đủ để tránh tỳ vị phải làm việc nặng, tiêu hóa không tốt; ăn uống có điều tiết, không ăn hoặc ít ăn thức ăn cay, như hành, tỏi…; tránh dùng những thức ăn dễ mắc răng; giảm những món ăn có nhiều chất béo, mà dùng nhiều rau xanh, hoa quả; hoặc sau khi ăn cơm nhai một miếng bạc hà cũng là phương pháp tốt để điều trị hôi miệng, vì bạc hà có chứa nhiều chất diệp lục mà chất diệp lục là thành phần quan trọng của đường bạc hà làm sạch miệng.

– Việc chăm sóc răng miệng và vệ sinh răng miệng đúng cách: vệ sinh lưỡi là việc làm cần quan tâm hàng đầu; để có hơi thở thơm tho, cần phải vệ sinh lưỡi thật sạch sẽ mỗi ngày. Các chuyên gia Nha khoa khuyên bạn nên cạo lưỡi khi đánh răng, để loại trừ những vi khuẩn cư trú ở vùng lưỡi; cần phải đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc đánh răng sau mỗi bữa ăn.Việc đánh răng sẽ giúp loại bỏ những thức ăn dư thừa còn bám lại trong miệng sau khi ăn. Nếu không bị lấy đi, những mảnh vụn thức ăn này sẽ tích tụ lại tạo thành những mảng bám và chính nó là tác nhân gây hôi miệng. Cần giữ ẩm khoang miệng, nếu khoang miệng luôn bị khô, sẽ là thủ phạm gây nên chứng hôi miệng.

– Giữ cho tinh thần luôn thoải mái: bởi stress và những mối băn khoăn lo lắng là một trong những nhân tố gây nên chứng hôi miệng. Thậm chí nếu bị stress với cường độ lớn, trong thời gian dài, bạn còn có nguy cơ mắc phải các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa…

Bệnh hôi miệng có thể là triệu chứng của một số bệnh nào đó, nhưng cũng có thể là vấn đề rất thường xảy ra. Có người miệng hôi từ nhiều năm mà không biết trong khi đó thì nhiều người lại khuếch đại bệnh của mình, đi đến tránh giao tế tiếp xúc, tự cô lập.

Với việc tự chăm sóc vệ sinh sức khỏe răng miệng, giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm gây hôi, ta cũng tránh được 90% rủi ro gây bệnh. Sau đó đi Nha sĩ kiểm tra tìm kiếm nguyên nhân tổng quát để điều trị là hôi miệng có thể giải quyết được một cách mỹ mãn.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học trung cấp nha khoa tphcm năm 2018

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333.

Có thể bạn quan tâm

Sâu răng có phải là bệnh? Điều trị sâu răng như thế nào?

Sâu răng là một trong những nỗi ám ảnh của nhiều người khi gây ra …