Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Tìm hiểu những nguyên thường gặp nhân khiến răng nhai bị yếu đi

Tìm hiểu những nguyên thường gặp nhân khiến răng nhai bị yếu đi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
13/06/2021 120 Lượt xem

Có khá nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan làm cho răng nhai yếu đi, dễ bị mẻ, gãy, lung lay. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của hiện tượng này và biện pháp khắc phục.

Đánh răng với lực mạnh sẽ làm các răng bị yếu đi nhanh chóng

Đánh răng với lực mạnh sẽ làm các răng bị yếu đi nhanh chóng

Những nguyên nhân khiến răng nhai bị yếu đi

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, răng của chúng ta có thể bị yếu đi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Không ít trong số đó là các thói quen tưởng chừng như vô hại mà chúng ta thực hiện mỗi ngày.

Đánh răng quá mạnh

Nếu có thói quen đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang, bạn nên dừng ngay việc này lại. Điều này có thể làm tăng ma sát giữa bàn chải và bề mặt răng. Từ đó, khiến các răng yếu đi do bị mài mòn quá mức

Mặt khác, việc đánh răng quá mạnh còn có thể làm tổn thương nướu răng. Lâu ngày có thể gây viêm nướu, thậm chí là viêm nha chu.

Chính vì thế, khi đánh răng, bạn chỉ nên sử dụng một lực vừa phải. Bàn chải được sử dụng nên là loại có lông mềm và được thay mới sau mỗi ba tháng hoặc khi chúng có dấu hiệu xơ, mòn.

Dùng răng nhai cắn các vật cứng

Không chỉ gây hại cho hệ tiêu hóa khi khiến dạ dày và ruột phải làm việc nhiều hơn, việc thường xuyên ăn thực phẩm cứng còn có thể làm cho răng bị mài mòn nhanh hơn bình thường.

Dưới sức ép của lực nhai, các thực phẩm cứng có thể làm giãn nở các hố rãnh trên bề mặt răng, làm giảm khả năng nghiền nhỏ thức ăn. Không những thế, các răng còn có thể bị gãy, vỡ khi bạn sử dụng lực cắn quá mạnh.

Tương tự với việc dùng răng mở nắp chai, bao bì thực phẩm, cắn chỉ, nhai đá và các thói quen dùng răng cắn các vật cứng khác.

Chế độ ăn uống không khoa học

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao hoàn toàn không tốt cho cơ thể và sức khỏe răng miệng của bạn.

Đường trong các loại thực phẩm này rất dễ bám dính lại trên răng. Nếu không được làm sạch, theo thời gian, chúng sẽ bị vôi hóa thành cao răng và trở thành nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng.

Do chỉ nhai 1 bên

Nhiều người có thói quen chỉ nhai 1 bên hàm. Điều này có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của 2 bên quai nhàm, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.

Hoạt động nhai thức ăn hàng ngày cũng là một bài tập thể dục giúp răng trở nên chắc hơn. Việc chỉ nhai 1 bên sẽ dễ làm bên răng còn lại trở nên yếu hơn.

Do dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, nhất là loại thuốc chứa nhiều thành phần Tetracyclin thường gây hại và làm hỏng men răng. Vì vậy,chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sỹ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng.

Răng nhai yếu khắc phục thế nào?

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng, khi các răng nhai có dấu hiệu bị yếu đi, nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh, vị chua ngọt của thức ăn, thậm chí là hơi gió lạnh, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng để giúp chúng được cứng chắc hơn.

Tuyển sinh Trung cấp Kỹ thuật Phục hình răng (Nha khoa)

Hiện nay có 2 cơ sở đào tạo Trung cấp y nha khoa tại hai thành phố lớn của cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi dành cho các thí sinh có tình yêu và đam mê với ngành nha khoa có cơ hội học tập và theo đuổi ước mơ của bản thân.

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Hà Nội: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).

☎ Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259.   Zalo tư vấn: 09.8258.8258

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Sài Gòn: Số 217 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …