Danh mục
Trang chủ > Nha Khoa Thẩm Mỹ > Nha Khoa Trẻ Em > Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị hỏng răng từ sớm

Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị hỏng răng từ sớm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
29/10/2018 194 Lượt xem

Những điều sai lầm mà cha mẹ khiến trẻ bị sâu răng, sức khỏe răng miệng kém từ những thói quen hằng ngày, chính những quan niệm “vốn tưởng là tốt” lại là nguyên nhân gây nên.

Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị hỏng răng từ sớm\

Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị hỏng răng từ sớm

Cha mẹ thường không để ý răng sữa bị sâu cũng không sao

Theo Bác sĩ, giảng viên Nguyễn Thị Thu Hà công tác tại Trung cấp Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trong quá trình nuôi con, một số phụ huynh thường có quan niệm không coi trọng răng sữa, bởi họ cho rằng nhóm răng này là “thứ sớm muộn cũng phải thay”. Vì vậy họ thường không mấy để ý cho dù răng sữa của trẻ có bị rụng do ngoại thương hay bị sâu nghiêm trọng và tin rằng việc răng vĩnh viễn mới mọc ra sẽ giải quyết tất cả vấn đề trước này.

Nhưng trên thực tế, quá trình từ lúc mọc răng sữa (thường vào năm 2 tuổi) đến độ bắt đầu thay rằng (6 tuổi) và thay hết toàn bộ bằng răng vĩnh viễn (12 tuổi) là khoảng thời gian kéo dài từ 4 đến 10 năm. Trong giai đoạn này, răng sữa có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ.

Răng sữa chắc khỏe không chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa mà còn là nền tảng vững chắc cho việc dậy thì. Răng sữa có thể phát huy tốt chức năng nhai nuốt có lợi cho việc phát triển xương hàm bình thường.

Không cho trẻ đi khám định kì. Khi đau mới cho đi khám

Nhiều cha mẹ thường nghĩ răng cho trẻ đánh răng đều đặn mỗi ngày thì sẽ không có vấn đề gì cả. Chính vì vậy, không ít phụ huynh bỏ qua bước khám răng định kỳ mà chỉ đưa con mình tới gặp nha sĩ khi các bé có cảm giác đau răng. Và đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ anh hưởng nhiều hơn về sức khỏe răng miệng khi điều trị.

Dù sử dụng bàn chải đánh răng loại tốt nhất và đánh răng đúng cách nhất thì cũng chỉ có thể loại bỏ 60-70% mảng bám trong khoang miệng. Trong khi đó, các mảng bám này lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh sâu răng ở trẻ.

Cấm trẻ ăn đồ ngọt để phòng ngừa sâu răng

Vì mục đích phòng trẻ mắc bệnh sâu răng nên các bậc phụ huỳnh đã cấm con trẻ ăn các thực phẩm có đường. Kỳ thực, với một chế độ ăn đồ ngọt hợp lí và khoa học, chúng ta vẫn có thể để trẻ thưởng thức những món ăn vặt ngọt ngào mà vẫn phòng chống được sâu răng.

Nguyên nhân là bởi, thường xuyên ăn đồ ngọt sẽ khiến khoang miệng luôn ở trong môi trường có tính acid. Điều này càng dễ khiến vi khuẩn sinh sôi và dẫn đến sâu răng. Vì vậy, bạn có thể cho trẻ ăn hết số khẩu phần đồ ngọt trong một thời gian cố định mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Sau hi ăn xong đồ ngọt còn cần căn dặn các em phải đánh răng và súc miệng kỹ.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ không nên lầm tưởng rằng chỉ có các loại kẹo và socola mới có chứa nhiều đường. Những thực phẩm khác như bánh quy, bánh mì, cơm, mì cùng với các loại trái cây đều có chứa hàm lượng đường nhất định. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số trẻ vẫn mắc bệnh sâu răng dù không ăn kẹo.

Do đó, trẻ không chỉ chỉ cần hấp thu đường một cách có khoa học mà còn phải ăn một cách hợp lý. Thường xuyên ăn đồ có đường trong thời gian quá lâu, tần suất ăn quá cao đều dễ dẫn đến sâu răng.

Khám định kì sức khỏe răn miệng cho trẻ

Tuyển sinh kỹ thuật phục hình răng sài gòn

Đứa trẻ nào cũng có thể trám kẽ răng hoặc hàn răng

Hiện nay, các trường tiểu học đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ và triển khai các chương trình bảo vệ sức khỏe răng lợi cho trẻ em, trong đó có việc khuyến khích phụ huynh cho trẻ hàn răng.

Tuy nhiên, phương pháp chống sâu răng bằng hàn răng hoặc trám kẽ răng không phải là cách thích hợp với tất cả các trẻ em.

Muốn niềng răng cho trẻ nhất định phải đợi đến năm 12 tuổi

Nhiều người cho rằng 12 tuổi mới là độ tuổi thích hợp để bắt đầu niềng răng. Thế nhưng các chuyên gia khẳng định nếu muốn niềng răng cho con trẻ thì không nhất thiết phải đợi đến mốc ấy, mà thời điểm niềng răng còn cần xem xét tới tình trạng mọc răng của trẻ để quyết định.

Nếu hàm răng của bé không quá lệch lạc, gia đình có thể sử dụng một số dụng cụ chỉnh nha có thể tháo lắp để từ từ điều trị mà không cần để trẻ mang niềng.

Tuy nhiên, nếu con nhà bạn có biểu hiện răng mọc lệch lạc quá nhiều thì nên sớm tiến hành niềng răng cho trẻ.

Nguồn: Trung cấp nha khoa

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp những bệnh răng miệng dễ gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải các bệnh răng miệng do chưa ý …