Súc miệng bằng nước muối là một trong những biện pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả nhưng nên súc nước muối trước hay sau khi đánh răng không phải ai cũng biết.
- Hoang mang bệnh hôi miệng có lây không
- Nha sĩ hướng dẫn đánh răng đúng cách cho trẻ
- Nha sĩ giải đáp cạo vôi răng có tốt không
Nên súc nước muối trước hay sau khi đánh răng?
Sử dụng muối trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng là một trong những giải pháp mà người áp dụng nhiều nhất hiện nay. Mặc dù đơn giản những tác dụng của nước muối loãng không chỉ điều trị viêm họng hiệu quả mà còn hỗ trợ làm sạch vi khuẩn gây bệnh cho răng. Tuy nhiên nên súc nước muối trước hay sau khi đánh răng và pha nước muối để súc miệng như thế nào cho đúng cách là điều không phải ai cũng biết. Do đó bạn không nên bỏ qua những tin tức hữu ích trên chuyên trang trung cấp nha khoa tphcm năm 2017
Tác dụng của nước muối khi súc miệng
Trong các nghiên cứu, muối được phát hiện là một trong những sản phẩm có tính kháng khuẩn tự nhiên nên khi súc miệng bằng nước muối pha loãng sẽ đem lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Do có tính kháng khuẩn nên nước muối loãng giúp bạn đánh bay mùi hôi miệng, trả lại cho bạn hơi thở thơm mát; phòng ngừa và chữa trị viêm lợi, chảy máu chân răng; hỗ trợ giúp răng chắc khỏe và làm răng trắng; đồng thời với lợi ích sát khuẩn vòm miệng và cổ họng nên giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, tiêu đờm hiệu quả,… Do đó khi đi khám tại các phòng khám Nhan khoa, bạn sẽ được các Nha sĩ hay kỹ thuật viên phục hình răng khuyến khích bạn sử dụng nước muối để súc miệng.
Nên súc nước muối trước hay sau khi đánh răng?
Theo các chuyên gia tin tức y tế trên thế giới, việc súc họng bằng nước muối nên được thực hiện vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Vậy còn súc nước muối trước hay sau khi đánh răng thì sao?
Nước muối loãng là thành phần tự nhiên có tính sát khuẩn an toàn nên trong trường hợp này, các chuyên gia y tế cho biết bạn có thể súc miệng bằng nước muối trước hay sau khi đánh răng đều có tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh được các bệnh răng miệng thường gặp. Trong các trường hợp bị viêm lợi, viêm họng thì việc súc miệng bằng nước muối không chỉ trước, sau khi ăn mà còn nhiều lần trong ngày, cứ cách 2 giờ lại súc miệng 1 lần sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn. Tuy nhiên bạn nên pha nước muối đúng cách sẽ phát huy công dụng của muối hiệu quả hơn.
Cách pha nước muối đúng cách?
Theo các bác sĩ Nha khoa từng liên thông Cao đẳng Điều dưỡng sau khi học xong Trung cấp Nha khoa cho biết không phải nước muối càng đậm đặc thì càng tốt trong việc sát khuẩn bởi nếu nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng và họng. Vì vậy bạn cần pha nước muối theo tỷ lệ thích hợp để đạt được lợi ích mà nó mang lại.
Theo chỉ dẫn của bác sĩ đào tạo Trung cấp Nha khoa Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, cách pha nước muối đúng cách như sau: Bạn nên pha tỉ lệ cứ 1 lít nước đun sôi để nguội sẽ cho 9 g muối vào pha, khi đó bạn đã có được chai nước muối pha sẵn với nồng độ 0,9%. Dùng nước muối này súc miệng trước hoặc sau khi đánh răng đều được. Trong trường hợp bạn bị viêm họng, viêm lợi, bạn nên súc họng nhiều lần và lưu ý trước khi sử dụng, bạn nên lắc đều chai để nồng độ muối trong chai được đều nhau.
Việc súc miệng bằng nước muối vô cùng tốt đối với sức khỏe răng miệng dù bạn sử dụng trước hay sau khi đánh răng. Tuy nhiên bạn cần nước muối tuy có khả năng diệt khuẩn tốt nhưng không thể làm sạch hoàn toàn mảng bám trên răng nên bạn cần kết hợp giữa đánh răng và súc nước miệng để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, sau khi súc miệng bằng nước muối, bạn nên tráng lại miệng bằng nước trắng sạch để rửa hết lượng muối bám trong khoang miệng giúp loại bỏ đươc những mảng bám đã bong tróc ra ngoài.
Với những chia sẻ từ chuyên gia Trung cấp Nha khoa, hi vọng bạn đã ghi nhớ được đáp án cho câu hỏi “Nên súc nước muối trước hay sau khi đánh răng?”. Để giữa được hàm răng luôn chắc khỏe, ngoài việc đánh răng mỗi ngày thì súc miệng thường xuyên đều đặn bạn cũng không nên bỏ qua nhé!
Xem thêm:
Tìm hiểu về Những bài thuốc bắc hay trong đông y
Tìm hiểu ngành Dược qua Thông tin dược học Việt Nam năm 2017