Đính đá lên răng là trào lưu thời thượng của các bạn trẻ. Tuy nhiên các bạn không hề biết rằng việc làm này tiềm nhiều nguy cơ khiến răng sâu, sẹo, ê buốt….
- Trong Trường Hợp Nào Nên Làm Cầu Răng Sứ?
- Trồng Răng Sứ Hết Bao Nhiêu Tiền?
- Cách Xử Lý Khi Trồng Răng Sứ Bị Hôi Miệng
Rất nhiều bạn trẻ luôn khát khao có một nụ cười lấp lánh, tỏa sáng nhờ những trang sức đính trên răng như đá, kim cương. Tuy nhiên các loại đá, kim cương cao cấp thường có chi phí khá cao, và để giảm thiểu chi phí nhiều bạn trẻ đã tìm đến các cơ sở thẩm mỹ giá bèo và sử dụng những loại đá nhân tạo giá rẻ mà không hề biết rằng việc làm này đang có thể giết chết hàm răng khỏe mạnh của bạn….
Thị trường đá đính răng đang loạn giá
Hiện nay cũng có nhiều cơ sở, phòng khám nha khoa cung cấp dịch vụ đính đá lên răng, nhưng phần lớn họ chỉ tiến hành thực hiện các thao tác về mặt kỹ thuật chứ không cung cấp đá quý. Khách hàng thường sẽ phải chủ động tự chọn mua loại đá mà mình yêu thích. Đá, kim cương được chọn sử dụng để đính trên răng cũng cực kỳ đa dạng, phụ thuộc nhiều vào kinh phí và mức độ “chịu chơi” của mỗi khách hàng. Để có thể tìm được một viên đá quý “chim ưng” và hợp với túi tiền, dân “chịu chơi” phải bỏ ra không ít công sức và tiền bạc.
Đối với khách hàng dư dả về tài chính, để bảo đảm có một chiếc răng đính đá khỏe mạnh, tỏa sáng lấp lánh nhất, họ thường chọn kim cương. Tùy vào các kích cỡ của kim cương (1 ly, 1 ly rưỡi, 2 ly…) mà giá thành sẽ khác nhau, thông thường giá dao động từ 500.000 – 900.000 đồng/viên. Có những địa chỉ thẩm mỹ còn quảng cáo rao bán các loại kim cương cao cấp, kim cương từ thiên nhiên để đính lên răng với giá lên tới 1.600.000 – 3.000.000 đồng. Tuy nhiên, giá trị thật của chúng là bao nhiêu thì có lẽ chẳng ai biết được, và để kiểm tra xem kim cương có “chuẩn” không thì khách hàng phải bỏ thêm 150.000 đồng.
Xem thêm:
Những thông tin trung cấp y nha khoa tuyển sinh năm 2018
Hãy cẩn thận với những viên đá đính răng siêu rẻ
Với các loại đá nhỏ siêu rẻ thường người bán hàng thường sử dụng những lời quảng cáo rất hấp dẫn, bùi tai đến mức một số người không vững lập trường là sẽ lao vào mua ngay.Đa số chủ hàng giới thiệu rằng đá đính răng họ bán có nguồn gốc từ Thái Lan, thế nhưng không hề có bất kỳ một giấy tờ nào để chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm.
Được biết hiện nay có nhiều loại đá, kim cương nhân tạo “rởm” được làm từ nhựa nên sau khi đính vào răng đá dễ bị sứt, dễ bong, không sáng.
Đính đá lên răng cần thực hiện tỉ mỉ và chính xác cao
Theo các Bác sĩ Nha Khoa, kỹ thuật đính đá lên răng được xem là một kỹ thuật đơn giản và chỉ kéo dài từ 15 – 20 phút. Đầu tiên bác sĩ sẽ đo kích cỡ của viên đá, gây tê người đính đá rồi khoan một lỗ trên bề mặt răng sao cho vừa khít với kích cỡ của viên đá. Sau đó, sử dụng đèn halogen chiếu và dùng loại keo đặc biệt của nha khoa để đính đá lên, giữ chặt trong vài phút. Ngoài cách đính đá trực tiếp lên răng, một số người lại muốn bọc răng sứ rồi mới gắn kim cương lên, với mục đích tránh tạo gây ra “vết sẹo” cho răng thật. Kỹ thuật đính đá lên răng không phức tạp nhưng khi thực hiện lại cần độ tỉ mỉ, chính xác 100% nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng khách hàng.
Xem thêm:
Tìm hiểu về Những bài thuốc bắc hay trong đông
Những Thông tin dược học Việt Nam năm 2018
Đính đá lên răng ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống
Các Bác sĩ Nha khoa cho biết việc đính đá lên răng có tác động nhất định đến bộ nhai. Nếu thực hiện khoan không đúng kỹ thuật sẽ khiến răng có thể bị ê buốt nhất là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Nếu thực hiện đính đá lên răng ở những cơ sở không uy tín thì rất dễ dẫn đến tình trạng đá ở răng nhanh chóng bị rơi, bong.
Đính đá lên răng cũng khiến cho việc ăn uống của bạn trở nên không thoải mái vì sợ khi ăn thức ăn sẽ giắt vào xung quanh đá, sợ rơi đá… dẫn tới không ngon miệng, tiêu hóa kém. Để đá đính trên răng được sáng, bền, không rơi rụng, người sử dụng phải kiêng những món ăn quá cứng như xương, kiêng uống cà phê, các loại rượu màu, khi đánh răng tránh không để va chạm mạnh.
Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur