Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Lý giải Vì sao 85% số lượng răng khôn lại bị nhổ bỏ?

Lý giải Vì sao 85% số lượng răng khôn lại bị nhổ bỏ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
12/10/2016 941 Lượt xem

Theo ước tính của các tổ chức Nha Khoa uy tín trên thế giới có khoảng 85% số lượng răng khôn sẽ bị nhổ bỏ thay vì chung sống đến cuối đời.

Các vị trí răng khôn mọc trên xương hàm
Các vị trí răng khôn mọc trên xương hàm

Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi, tuy nhiên với một số người răng khôn xuất hiện muộn hơn độ tuổi này còn với trẻ nhỏ chưa thay răng đầy đủ thì nó không xuất hiện. Răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng, khi mọc răng khôn thường có các biểu hiện sốt nhẹ, đau nhức phía cuối lợi.

Bạn có biết răng khôn là gì?

Thật ra răng khôn là tên thường gọi dùng để chỉ các chiếc răng cối lớn thứ ba. Chiếc răng này sẽ xuất hiện muộn nhất trong toàn bộ hệ thống răng hàm và chỉ xuất hiện với người đã trưởng thành. Đây cũng là thời điểm mà xương hàm gần như không phát triển về kích thước, độ cứng của xương lại cao hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày chắc, kết hợp với một số yếu tố khác khiến cho răng khôn dễ bị lệch và ngầm.

Hầu hết răng khôn đều bị nhổ bỏ

Theo thống kê chính thức của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng US  thì ước tính khoảng 85% người mọc răng khôn sẽ nhổ bỏ nó đi thay vì để cho nó tồn tại đến hết quãng đời.

Nguyên nhân khiến cho răng khôn đa số bị nhổ bỏ vì răng khôn thường mọc ở vị trí không thuận lợi, hoặc do cấu trúc xương hàm đã chật. Mặt khác bởi vì răng khôn nằm ở vị trí quá sâu bên trong hàm nên công đoạn vệ sinh sạch sẽ rất khó, tạo môi trường ẩn nấp cho vi khuẩn sinh sôi và làm gây nguy cơ sâu răng, viêm lợi…cũng như kéo theo hàng loạt những rắc rối khác đối với sức khỏe. Chả vậy mà người ta thường nói “răng khôn” mọc dại.

Trong một vài trường hợp đặc biệt, những bất thường của răng khôn không được kịp thời chữa trị, nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận xung quanh như mang tai, má, mắt … cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm:

Những thông tin trung cấp y nha khoa tuyển sinh năm 2018

"Răng khôn" là răng mọc dại
“Răng khôn” là răng mọc dại

Sao nhiều người lại không có răng khôn

Nhiều người nhầm tưởng rằng cứ khi trưởng thành chắc chắn sẽ có răng khôn, nhưng thực tế ước tính có khoảng 35% dân số trên thế giới sẽ không mọc răng khôn. Bình thường thì mỗi người sẽ có bốn răng khôn ở bốn góc hàm . Vậy với những người này răng khôn biến đi đâu?

Thực ra những người ấy vẫn có răng khôn, nhưng lúc này răng khôn sẽ “an phận” nằm dưới xương hàm bình yên đến cuối đời.

Cần chú ý gì khi nhổ bỏ răng khôn?

Nếu bạn được Nha sĩ chỉ định phải nhổ răng khôn,  bạn sẽ tránh được các mối đe dọa sức khỏe từ răng khôn đã nói trên. Tuy nhiên khi nhổ răng khôn bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:

Tình trạng sưng tấy: Đây là điều “hiển nhiên” với ai đã từng nhổ bỏ chiếc răng này. Bạn phải chấp nhận điều này một thời gian thì nó sẽ thuyên giảm. Nha sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc cần thiết và hướng dẫn bạn các phương pháp để giảm sưng.

Xem thêm:

Tìm hiểu về Những bài thuốc bắc hay trong đông 

Những Thông tin dược học Việt Nam năm 2018

Nhổ răng khôn mới là "khôn"
Nhổ răng khôn mới là “khôn”

Chú ý chế độ dinh dưỡng: Nên ưu tiên ăn những món ăn mềm, dễ nuốt vì khi mới nhổ răng khôn, các mô mềm trên lợi chưa hoàn toàn lành lặn sẽ gây cho bạn cảm giác đau đớn khi ăn đồ ăn cứng.

Chảy máu: Nếu lượng máu chảy ra không quá nhiều thì không đáng ngại bởi sau khi nhổ răng bạn có thể bị rỉ máu trong vài giờ đồng hô, càng về sau lượng máu rỉ ra càng ít. Nếu bạn thấy lượng máu chảy ra nhiều thì hãy gọi bác sĩ để được cấp cứu ngay.

Sau khi loại bỏ răng khôn bạn cũng cần phải quan tâm tới vấn đề vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của các bác sĩ Nha khoa để tránh trường hợp nhiễm trùng hoặc gặp phải biến chứng không mong muốn.

Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur

 

Có thể bạn quan tâm

Nhân tố khiến sức khỏe răng miệng suy giảm và giải pháp khắc phục

Sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của …