Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Bệnh Sâu Răng Ở Trẻ Em – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh Sâu Răng Ở Trẻ Em – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
24/05/2016 958 Lượt xem

Sâu răng là một bệnh răng miệng rất thường gặp không kể người lớn hay trẻ nhỏ. Bề mặt răng dễ bị lưu mắc thức ăn, vệ sinh và chăm sóc răng miệng không tốt làm tăng mật độ và số lượng vi khuẩn gây ra bệnh sâu răng.

benh-sau-rang-o-tre-em

Bệnh sâu răng ở trẻ em

– Triệu chứng theo các chuyên gia dược học thì ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

– Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, trẻ cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy ê buốt khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.

– Nếu răng tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tủy răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm.

Trẻ bị sâu răng vì sao?

tre-an-nhieu-do-ngot-dan-den-sau-rang

– Trên bề mặt răng của trẻ có chứa hàng tỷ vi sinh vật, chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Chỉ sau 15 phút sau khi ăn các sản phẩm có chứa đường, những vi sinh vật này sẽ hấp thụ các chất đường, biến chúng thành axit hủy hoại men răng của trẻ. Khiến trẻ đễ dàng bị vi khuẩn sâu răng xâm nhập và gây bệnh răng miệng.

– Các loại thực phẩm như bánh ngọt, kẹo trái cây, sô-cô-la, trà sữa tổng hợp, các loại nước ngọt đóng chai, là món ăn ưa thích của bé. Hầu hết các bậc phụ huynh rất ít quan tâm tới thói quen ăn đồ ngọt của con mình, trẻ em được cho phép ăn “thả cửa” những loại thực phẩm này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên.

– Tuy nhiên, các chất đường cũng rất quan trọng tới sự phát triển bình thường của trẻ. Đường được chia làm hai loại: đường nội sinh và đường ngoại sinh. Đường ngoại sinh là loại đường bổ sung có chứa trong các đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt. Còn đường nội sinh có chứa trong hoa quả và rau, các thực phẩm có sẵn trong thiên nhiên. Các bậc phụ huynh thay vì để con mình ăn đồ ngọt thỏa thích, hay tập cho bé thói quen ăn rau và hoa quả, bổ sung cho bé các chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày thông qua việc chế biến rau, quả thành các loại sinh tố ngon, ngọt, bắt mắt, kích thích sự tiêu hóa của trẻ.

Hướng dẫn điều trị bệnh sâu răng ở trẻ em

– Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.

– Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.

– Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.

– Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường nhật để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Ngăn ngừa bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ

cham-soc-suc-khoe-rang-mieng-cho-tre

– Trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Trẻ em thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy cho trẻ biết đánh răng cho mình.

Dùng kem đánh răng có chứa florine, có thể dùng thêm nước súc miệng, diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học trung cấp nha khoa 2018:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …