Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Bệnh Sâu Răng Có Phải Do Di Truyền?

Bệnh Sâu Răng Có Phải Do Di Truyền?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
23/05/2016 1,021 Lượt xem

Nhiều người thường thắc mắc với Nha sĩ rằng: “Tại sao mình có chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng và khẩu phần ăn rất tốt, phù hợp theo sự chỉ dẫn của Nha sĩ mà vẫn bị bệnh sâu răng? Vậy bệnh sâu răng có di truyền hay lây nhiễm không?”

sau-rang-co-phai-do-di-truyen

Bệnh sâu răng có phải do di truyền?

Bị bệnh sâu răng có phải do di truyền?

– Các chuyên gia bệnh học đã thông qua những thực nghiệm ở động vật và quan sát một số hộ gia đình cho thấy: nếu cha mẹ có nhiều răng bị sâu thì con cái cũng có nhiều răng sâu; tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở cha mẹ thấp thì tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở con cái cũng sẽ thấp.

– Qua đó cho thấy, sâu răng cũng có khuynh hướng di truyền. Kết quả nghiên cứu còn chứng minh, các yếu tố của miệng đều có tính di truyền và là các yếu tố có liên quan đến sự phát sinh bệnh sâu răng như:

+ Chất men răng vôi hóa tốt thì khả năng chống sâu răng cao, ngược lại thì khả năng chống sâu răng thấp.

+ Nếu hình thái răng không tốt, độ lồi của mũ răng không tốt, tác dụng tự làm sạch kém, thì thức ăn thừa và vi khuẩn sẽ dễ dàng làm hỏng răng.

+ Độ nông sâu của các rãnh trên mặt hợp của răng có tính di truyền. Nếu các khe rãnh nông, thức ăn không dễ đọng lại, dễ được làm sạch, vi khuẩn không dễ tụ để gây bệnh, nên ít bị sâu răng hơn. Nếu ở các khe rãnh sâu, thức ăn dễ bị dắt vào, vi khuẩn cũng sẽ tích tụ nhiều hơn, khó vệ sinh làm sạch, nên dần dần sẽ gây ra bệnh sâu răng.

+ Lượng nước bọt và độ dính của nước bọt có liên quan đến sự phát sinh bệnh sâu răng, lượng nước bọt ít hoặc bị giảm do nhiều nguyên nhân làm cho độ bám dính của thức ăn và vi khuẩn tăng cao, răng sẽ nhanh chóng bị sâu.

Thực ra, những nguyên nhân trên đây mới chỉ là một phần, vì hiện nay yếu tố bên ngoài tác động đến bệnh sâu răng khá lớn. Ở các nước đang phát triển, do khả năng kinh tế kém nên y tế dự phòng cũng kém làm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng tăng cao, còn ở các nước phát triển lại hạ thấp.

Căn cứ vào tình hình trên thì thấy rằng, nhân tố di truyền đối với bệnh sâu răng không phải là có tác dụng chủ yếu, mà nhân tố môi trường mới có sự ảnh hưởng rất lớn đến bệnh.

Bệnh sâu răng có lây nhiễm được không?

sau-rang-do-bi-lay-nhiem

Bệnh sâu răng có thể lây nhiễm được?

– Kết quả nghiên cứu còn chứng minh cho thấy sâu răng có thể lây từ người này sang người kia, và phổ biển nhất chính là từ mẹ sang con.

– Khi người mẹ bị sâu răng, việc cắn, nhai thức ăn để đút cho trẻ ăn sẽ khiến cho vi khuẩn sâu răng có trong nước bọt bám vào thức ăn, khi trẻ ăn vào, vi khuẩn sẽ di chuyển và bám vào răng trẻ, lâu ngày gây ra hiện tượng sâu răng.

– Một nghiên cứu của trường đại học Queensland của Úc chuyên về nha khoa được thực hiện vào năm 2007 cho biết, 30% trẻ trên 3 tháng có vi khuẩn sâu răng trong miệng, còn trẻ 24 tháng trở lên có đến 80%.

– Còn một kiểu tiếp xúc trực tiếp khác nữa là khi hai người hôn nhau, nụ hôn tình yêu càng nồng nhiệt, càng lâu thì lại càng là con đường cho vi khuẩn sâu răng dễ dàng lây nhiễm sang cho nhau.

– Năm 1993, viện nha khoa thuộc đại học Helsinki ở Phần Lan đã nghiên cứu 4 cặp vợ chồng, và nghiên cứu này chỉ ra cứ một người bị sâu răng, người còn lại chắc chắn sẽ lây bệnh sâu răng.

– Cũng theo tiến sĩ nha khoa Smigel Irwin cho biết, ông đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân nữ, những người có tiến sử về răng miệng rất tốt, răng và nướu sạch sẽ, khỏe mạnh. Nhưng người chồng, hoặc người sống chung lại bị sâu răng, bị bệnh nướu răng, hoặc là không đến bệnh viên nha khoa trong vòng nhiều năm. Sau một thời gian chung sống, chính người phụ nữ lại phải đi chữa sâu răng.

– Thủ phạm gây nên bệnh sâu răng là vi khuẩn liên cầu có tên khoa học là Mutans, Mutans rất phổ biển và đặc biệt có thể di chuyển dễ dàng.

Biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng phòng ngừa lây nhiễm bệnh sâu răng

khu-trung-bat-dua-ngan-ngua-sau-rang

Khử trùng bát đũa thường xuyên là cách ngăn ngừa lây nhiễm bệnh sâu răng.

– Cần định kỳ khử trùng bát đũa: đũa, bát thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với miệng, những vi khuẩn gây sâu răng thường phát hiện thấy ở bát đũa. Nếu định kỳ khử trùng bát đĩa sẽ diệt được vi khuẩn gây sâu răng, có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm bệnh sâu răng.

– Phòng lây nhiễm sang nhau: nếu có thể nên thực hiện chế độ ăn riêng cho từng người, hoặc những bát dĩa, thức ăn chung nên dùng thìa đũa chung để lấy thức ăn. Ngoài ra, người lớn không nên dùng thức ăn mà mình đã cắn, nhai để mớm cho trẻ.

– Ngoài ra, chúng ta cần phải giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, có chế độ ăn uống phù hợp. Thường xuyên kiểm tra răng định kỳ 3 – tháng/ lần để phòng tránh tất cả các bệnh răng miệng.

Thông tin Trung cấp nha khoa tuyển sinh và địa chỉ nộp hồ sơ

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333

Có thể bạn quan tâm

Trẻ sơ sinh có bị mắc bệnh răng miệng không?

Trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt nên việc quan tâm đến sức khỏe …