Răng khôn gây không ít rắc rối cho người bệnh khi gây đau do mọc xiên, lệch, gia tăng bệnh răng miệng, thậm chí nhiễm trùng huyết, vậy có nên nhổ răng khôn trước 25 tuổi?
- Nguy hiểm nếu không nhổ răng số 8 hàm dưới?
- Vì sao 85% số lượng răng khôn lại bị nhổ bỏ?
- Nha sĩ giải đáp cạo vôi răng có tốt không
Nguyên nhân nên nhổ răng khôn trước 25 tuổi?
Có nên nhổ răng khôn trước 25 tuổi?
Răng khôn (răng số 8) là răng mọc sau cùng nên rất dễ mọc lệch, chèn ép các răng xung quanh gây đau, nếu để trong thời gian dài sẽ gây những biến chứng nguy hiểm liên quan đến các bệnh răng miệng nhưng nhiều người vẫn không dám đi nha khoa thẩm mỹ can thiệp, nhổ răng vì sợ ảnh hưởng dây thần kinh. Theo các bác sĩ nha khoa, việc răng khôn mọc lệch, mọc xiên không chỉ khiến người bệnh phải chịu đau đớn mà đây còn là cơ hội để thức ăn bám trên răng, tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho mô nâng đỡ răng bị tổn thương, khởi đầu cho bệnh răng miệng như bệnh nha chu, hôi miệng,…phát triển.
Một người bệnh đến phòng khám của một bác sĩ từng học trung cấp nha khoa tphcm và tại đây người bệnh được bác sĩ nha khoa cung cấp những thông tin về răng khôn, trong đó nhấn mạnh đa phần những người mọc răng khôn đều sẽ gặp hiện tượng đau nhức, lâu dần sẽ tiến triển sang bệnh viêm quanh chân răng, viêm lợi, sâu cổ răng, thậm chí nhiều trường hợp gặp phải biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết, viêm tấy tỏa lan. Đặc biệt, không ít bệnh nhân do nhiễm trùng huyết tử ổ viêm của răng khôn mà đã tử vong.
Mặc dù răng khôn tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường nhưng theo các kỹ thuật viên phục hình răng không phải trường hợp nào cũng phải nhổ răng khôn. Việc nhổ răng khôn hay không còn phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ chỉ định, cơ địa, tiền án bệnh của người bệnh để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Trong khi đó hiện nay nhiều kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực răng hàm mặt đang có những bước tiến vượt bậc giúp các bác sĩ nha khoa chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Những lưu ý trước khi nhổ răng khôn
Không nhổ răng khôn khi nào?
Theo một bác sĩ Nha khoa từng học Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, người bệnh không cần nhổ răng nếu răng đã mọc hoàn toàn và không bị sâu. Sự xuất hiện của răng khôn này không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh như không bị viêm, gây đau,…hay không ảnh hưởng tới chức năng của răng xung quanh do nằm đúng vị trí.
Do răng khôn mọc sau cùng và ở tận bên trong của hàm răng nên thức ăn rất dễ bám lại tạo điều kiện cho các vi khuẩn bệnh răng miệng phát triển nên mỗi người cần nâng cao giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày để đảm bảo răng miệng luôn được sạch sẽ.
Trường hợp cần nhỏ răng khôn
Trong trường hợp không có đủ diện tích để răng khôn mọc sẽ khiến răng nằm dưới lợi và không thể chồi lên. Do vị trí đặc biệt này mà khiến răng khôn trở thành thủ phạm phá hủy răng bên cạnh. Đồng thời theo chia sẻ của bác sĩ đào tạo hệ Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, do răng không mọc hết nên việc vệ sinh răng vô cùng khó khăn và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng khác. Do đó nếu người bệnh thấy các triệu chứng sau đây cần nên tới phòng khám để các Nha sĩ kịp thời xử lý:
- Nếu người bệnh cảm thấy đau ở quanh vùng có răng khôn.
- Xuất hiện khối u.
- Xuất hiện tình trạng viêm lợi, răng sâu và chúng bắt đầu vỡ
- Các mô mềm quanh răng khôn hay bị viêm.
Theo các bác sĩ chuyên môn Trung cấp Nha khoa – Y khoa Pasteur, người bệnh nên nhổ răng khôn trước tuổi 25 càng sớm càng tốt, do sau tuổi 25 các mô xương đã hoàn thiện nên sẽ gây khó khăn trong việc nhổ bỏ chưa kể các mô cũng lành chậm hơn.
Sẽ không nguy hiểm nếu bạn khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tuy nhiên đối với trường hợp giữ hay nhổ bỏ răng khôn còn liên quan đến nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nên bản thân người bệnh cần tìm hiểu vấn đề mình đang gặp phải và cần sự can thiệp kịp thời của Nha sĩ nhằm kịp thời xử lý trước khi tình huống xấu có thể xảy ra.
Xem thêm:
Tìm hiểu về Những bài thuốc bắc hay trong đông y
Tìm hiểu ngành Dược qua Thông tin dược học Việt Nam năm 2017
Nguồn: Trung cấp Dược