Danh mục
Trang chủ > Nha Khoa Thẩm Mỹ > Nha Khoa Trẻ Em > Cha mẹ cần biết các trường hợp sâu răng ở trẻ em thường thấy

Cha mẹ cần biết các trường hợp sâu răng ở trẻ em thường thấy

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
17/05/2021 59 Lượt xem

Chăm sóc răng miệng cho con trẻ là vấn đề mà các bậc cha mẹ rất mực quan tâm. Bởi lẽ răng miệng liên quan mật thiết đến vấn đề sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ sau này. Sâu răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến dễ bắt gặp mà nhiều phụ huynh chưa nắm rõ.

Sâu răng dẫn đến hỏng tủy ở trẻ

Sâu răng dẫn đến hỏng tủy ở trẻ

Các trường hợp sâu răng ở trẻ em thường thấy

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những trường hợp sâu răng ở trẻ em như sau:

Trẻ bị sâu răng sữa

Hiện nay, tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em từ sớm đã là tình trạng đáng báo động ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó có Việt Nam. Theo thống kê, có đến 23% trẻ em ở Mỹ bị sâu răng sữa. Con số này ở Anh là 28% và Trung Quốc là 57%. Về cấu tạo, răng sữa của trẻ có men răng và ngà răng mỏng, yếu hơn răng của người lớn rất nhiều. Vì vậy rất dễ bị vi khuẩn tấn công hình thành lỗ sâu răng.

Trẻ em sâu răng hàm

Trong bộ răng thì răng hàm là răng cứng nhất và nằm sâu bên trong khoang miệng. Vì vậy phụ huynh thường chủ quan lơ là không kiểm tra khi trẻ có biểu hiện sâu răng ở răng hàm. Thực tế, vì nằm sâu bên trong, việc phát hiện sâu răng hàm là không hề dễ dàng. Phải dùng đến các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để xem xét thì mới có thể phát hiện sâu răng ở trẻ em. Có quan niệm cho rằng khi vẫn là răng sữa thì thế nào cũng được vì đằng nào cũng sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm vì răng sữa cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng trưởng thành.

Ngoài ra, răng hàm số 6 cũng là chiếc răng được thay sớm nhất. Bắt đầu khi trẻ 6 tuổi. Vì vậy, khả năng cao răng hàm vĩnh viễn của trẻ cũng sẽ bị sâu nếu không có biện pháp giữ gìn tốt. Nếu trẻ bị mất răng hàm sớm, các răng bên cạnh có thể bị “chạy” vào khoảng trống đó. Điều này gây lệch lạc cấu trúc răng cũng như ảnh hưởng đến khuôn mặt.

Trẻ bị sâu răng sưng lợi

Lợi (nướu răng) là hệ thống mô mềm bao bọc chân răng. Sưng lợi có thể là biểu hiện của viêm nhiễm phần mô này. Viêm lợi chỉ nhiễm trùng phần mô mềm mà không ảnh hưởng đến xương hay dây chằng trong ổ răng. Một số triệu chứng khác là chuyển màu ửng đỏ, bề mặt nướu trơn láng, dễ chảy máu. Đôi khi trẻ có biểu hiện sốt và mệt mỏi.

Vết sưng gây đau buốt và nhức nhối ở lợi có thể khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa. Ngoài ra có thể xuất hiện mùi hôi trong khoang miệng. Điều này gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị sâu răng vào tủy

Sâu răng và các chấn thương răng có thể gây nên viêm tủy răng. Ban đầu, men răng bị acid tấn công, trên bề mặt men răng xuất hiện các đốm đen. Sau đó sâu răng ăn vào ngà răng. Lúc này cảm giác ê buốt khi ăn đồ lạnh hoặc chua xuất hiện. Nếu không được trám kịp thời, lỗ sâu sẽ dần dần lan đến tủy răng. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội và khó ăn uống. Lúc này, nếu không được chữa trị, sau một thời gian răng bắt đầu chết tủy và có thể nhiễm trùng đi vào xương gây viêm xương hàm.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách hạn chế sâu răng sớm ở trẻ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách hạn chế sâu răng sớm ở trẻ

Tác hại sâu răng ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời

Giảng viên Trung cấp Nha khoa cho biết, răng sữa bị sâu nhanh chóng lung lay và gãy rụng. Làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng trưởng thành. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của cả hàm răng.

Sâu răng ở trẻ em 4 tuổi sẽ gặp khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn. Có thể khiến hệ tiêu hóa làm việc không tốt ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Ngoài ra, răng cũng góp phần trong việc phát âm và giao tiếp. Nếu răng bị sâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình học nói và khả năng ngôn ngữ của trẻ sau này.

Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em như thế nào?

Để phòng ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ em, Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ một số cách phòng ngừa như sau:

  • Phòng ngừa những vấn đề răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ bằng cách bổ sung các thực phẩm như cua, cá, tôm, sò, sữa,…cho bà bầu
  • Hướng dẫn và đốc thúc trẻ vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách. Nên thường xuyên ngậm nước muối ấm để hạn chế vi khuẩn tấn công
  • Bổ sung đầy đủ canxi và cho trẻ tắm nắng để hấp thụ canxi tốt. Nhờ đó trẻ phát triển khỏe mạnh hệ xương và xương hàm cũng chắc khỏe hơn
  • Điều chỉnh lượng bánh kẹo hay đồ ngọt trẻ ăn mỗi ngày, nhất là trước khi ngủ
  • Ngăn trẻ ngậm, giữ đồ ăn, đồ uống trong miệng mà không chịu nuốt. Điều này khiến vi khuẩn rất dễ sinh sôi

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp những bệnh răng miệng dễ gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải các bệnh răng miệng do chưa ý …