Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Biện pháp hạn chế nguy cơ sâu răng và các bệnh đường miệng ở trẻ

Biện pháp hạn chế nguy cơ sâu răng và các bệnh đường miệng ở trẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
21/03/2020 123 Lượt xem

Hiện nay, với số liệu thông kê được có đến 85% trẻ em từ 6 – 8 tuổi bị sâu răng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới con số đáng báo động này? Biện pháp hạn chế nguy cơ sâu răng và các bệnh đường miệng cho trẻ thế nào?

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng cho biết, nguyên nhân dẫn đến 85% trẻ em từ 6-8 tuổi bị sâu răng là do trẻ có thói quen ăn đồ ngọt, vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười vệ sinh răng miệng…

Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách và lười về sinh răng miệng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm lấn. Sâu răng là một số loại vi khuẩn gây ra, đó là Lactobacillus, Streptococcus và Actinomyces. Các vi khuẩn này chuyển chuyển hóa các loại đường surcose, fructose và glucose thành acid, gây tổn thương cho răng.

Để hạn chế nguy cơ sâu răng và các bệnh về đường miệng ở trẻ cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Sâu răng được hình thành như thế nào?

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Có thể bạn chưa biết, hàm lượng đường có trong chế độ dinh dưỡng mà trẻ ăn hàng ngày sẽ tồn tại ở răng từ 20 phút – 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn. Theo đó, các vi khuẩn có sẵn trong răng sẽ dùng lượng đường đó để tạo thành các mảng bám. Đồng thời, thời gian sẽ giúp vi khuẩn có điều kiện tiêu hóa đường và tạo thành axit để ăn mòn các chất vô cơ tạo thành các lỗ hỏng trên răng.

Vi khuẩn tấn công vào răng gây viêm và tạo nên các mảng màu đen

Sâu răng có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe răng miệng của trẻ?

Bác sĩ Dương Trường Giang chuyên gia khoa răng hàm mặt – giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, sâu răng có thể gây nhiễm trùng, đau nhức và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường của trẻ. Theo đó, nếu trẻ bị sâu răng nặng ở giai đoạn răng sữa, sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển khung xương hàm và khả năng ngôn ngữ của bé sau này.

Nếu trẻ đã bắt đầu bị sâu răng, thì khả năng sâu răng lan sang những chiếc răng khác là cực kỳ lớn, thậm chí ảnh hưởng đến cả răng trưởng thành. Lúc này, chi phí điều trị cũng khá tốn kém và phức tạp. Do đó, tình trạng sâu răng kéo dài cũng sẽ khiến cho tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng.

Sâu răng và các bệnh về đường miệng sẽ làm bé bị đau và chán ăn

Hạn chế nguy cơ sâu răng và các bệnh đường miệng ở trẻ bằng cách nào?

1. Hạn chế các thức ăn ngọt

Các thức ăn có nhiều đường như bánh kẹo (số lần quan trọng hơn số lượng), các loại nước ngọt, đặc biệt là loại có gas thì nên hạn chế cho trẻ sử dụng.

Cũng không nên cho trẻ uống trực tiếp chai, lon có gas sẽ làm mất khoáng rất nhanh ở bề mặt răng và dễ dẫn đến sâu răng. Nên có chế độ ăn giàu canxi và vitamin như pho mát, rau xanh…, uống nhiều nước trong ngày.

2. Loại bỏ mảng bám vi khuẩn

Cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ chải răng đúng phương pháp, chải răng 2 lần trong ngày (sáng ngủ dậy và trước khi đi ngủ); hướng dẫn cho trẻ có thói quen dùng chỉ nha khoa để giúp kiểm soát mảng bám ở vị trí kẽ răng.

3. Ngăn ngừa mất khoáng

Ngăn ngừa mất khoáng và gia tăng sự tái khoáng với calcium và phosphate trên bề mặt răng bằng cách sử dụng nguồn nước có Fluor đạt tiêu chuẩn (0,5 – 0,7ppm), sử dụng nước súc miệng có Fluor (NaF 0,2%), sử dụng kem đánh răng có Fluor.

Tập cho bé thói quen đánh răng mỗi ngày, đúng cách để bảo vệ răng miệng

4. Khám răng định kỳ

Các bác sĩ Nha khoa trẻ em khuyến cáo, nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Nếu trẻ có nguy cơ sâu răng, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật trám bít hố rãnh để dự phòng sâu răng, kỹ thuật áp Fluor tại phòng nha (đeo máng có Gel Fluor (AFP) 1,23% khoảng 4 phút, 1-2 lần/1 năm). Khi răng đã bị sâu thì phải đến cơ sở y tế để trám phục hồi lỗ sâu càng sớm càng tốt.

5. Đến bác sĩ chỉnh nha kịp thời

Nếu trẻ bị mất răng sữa sớm, cần đến bác sĩ chỉnh nha để làm bộ giữ khoảng răng. Khi răng vĩnh viễn bên cạnh vị trí nhổ răng bị nghiêng thì cần phải chỉnh nha can thiệp sớm bằng việc nới khoảng hoặc dựng lại trục răng vĩnh viễn.

Nếu để chậm xảy ra tình trạng cắn chéo, cắn ngược thì cần điều trị chỉnh hình can thiệp sớm như cân bằng khớp cắn bằng mài chỉnh chọn lọc để loại bỏ các điểm cản trở khớp cắn, đắp mặt phẳng nghiêng bằng composite, sử dụng mặt phẳng nghiêng, thanh chặn lưỡi, khí cụ chỉnh hình tháo lắp có lò xo.

Nguồn: trungcapnhakhoa.com

Có thể bạn quan tâm

Nhận biết tình trạng sức khỏe răng miệng thông qua màu sắc răng

Màu sắc của răng có thể cho thấy nhiều thông tin về tình trạng sức …