Có tới 90% dân số trên thế giới đã và đang “mất ăn mất ngủ” với chứng hôi miệng. Tuy nhiên đây lại là chứng bệnh có thể chữa khỏi nhờ một số phương pháp hết sức đơn giản.
- Hôi miệng – tiếng chuông cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm
- Bật mí phương pháp chữa trị hôi miệng bằng mật ong
Chữa bệnh hôi miệng hiệu quả đơn giản từ muối
Muối là một loại khoáng chất, đem lại rất nhiều lợi ích cho hàm răng và sức khỏe của nướu. Muối còn có tính sát trùng rất tốt. Vì vậy bạn có thể sử dụng chúng làm sạch khoang miệng và sát khuẩn vết thương, đặc biết là ở khu vực nướu.
Cách dùng: Chỉ cần pha muối với nước (lưu ý là nồng độ muối là chỉ ở khoảng 0,8 – 1%) để ngậm trong miệng hàng ngày là có thể điều trị hiệu quả các bệnh răng miệng.
Điều trị hôi miệng bằng lá trà xanh
Đây được xem là phương thuốc đầu tiên nên áp dụng. Với tính chất kháng khuẩn, giải nhiệt và thanh mát, trà xanh có thể khử mùi hôi, thanh lọc cơ thể, giải nhiệt và chữa trị các bệnh viêm loét miệng. Nó được xem như là cách chữa bệnh hôi miệng tại nhà hữu hiệu nhất.
Cách dùng: Lấy lá chè xanh nhai ngậm trong miệng. Chờ cho đến khi dịch nước bọt tiết ra để hóa giải và hấp thụ các tinh chất từ lá chè xong thì nuốt vào. Thực hiện hàng ngày, hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy hơi thở có mùi, hoặc cả sau khi ăn những món ăn có mùi.
Khử hôi miệng tại nhà bằng tranh
Chanh cũng là một trong những nguyên liệu khử mùi rất tốt. Sau khi đưa vào miệng, những tính chất axít có trong chanh có thể khử đi mùi hôi trong miệng rất nhanh chóng.
Cách dùng: Với cách chữa hôi miệng này bạn có thể áp dụng một trong hai hướng sau đây:
+ Dùng vỏ chanh đã được rửa kỹ để nhai thật kỹ và nuốt. Thực hiện vài lần trong ngày sẽ đem đến cho bạn hơi thở thơm mát và rất dễ chịu.
+ Vắt chanh lấy nước cốt và cho thêm chút muối. Dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc hải răng 2 lần mỗi ngày. Mùi hôi miệng khó chịu sẽ dần dần mất đi.
Chữa trị hôi miệng với lá mùi tầu
Mùi tàu hay còn gọi là lá ngò gai có vị the, thơm hắc. Theo y học cổ truyền, những đặc tính này có công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, thanh uế, giải khi trướng, mạnh tỳ vị, và kích thích tiêu hóa. Do đó, nếu dùng lại lá này thì có thể chữa được hôi miệng do nguyên nhân dạ dày, tiêu hóa.
Cách dùng: Lấy lá ngò gai sắc với nước thật đặc, thêm vào đó vài hạt muối để súc miệng và khò họng nhiều lần trong ngày.
Trà gừng ngăn ngừa hôi miệng
Gừng công hiệu với bệnh hôi miệng do dạ dày và tiêu hóa.
Cách dùng: Cắt gừng thành lát pha thành trà và uống hàng ngày, có thể thêm vào đó một vài giọt chanh để hơi thở thơm mát hơn.
Sữa chua có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa chứng hội miệng
Sữa chua có khả năng làm sạch và ngăn mảng bám răng. Vì thế, nếu ăn sữa chua hàng ngày, bạn sẽ ngăn ngừa được sự hình thành của mảng bám cao răng – căn nguyên của các bệnh lý gây mùi hôi miệng.
Quế có khả năng khử vi khuẩn gây mùi trong miệng
Quế nổi tiếng là một loại thực phẩm có vị cay, nóng và mùi thơm rất đặc trưng. Trong quế có chứa tinh dầu aldehyle cinnamic giúp mùi hôi biến mất đồng thời ức chế số lượng vi khuẩn có hại cho khoang miệng của bạn. Chính vì vậy, sử dụng quế để chữa hôi miệng là một biện pháp hiệu quả.
Cách dùng: Hãy đun sôi một thìa cà phê bột quế với nước. Tiếp đó bạn gạn lọc dung dịch và dùng nó để súc miệng hàng ngày. Kiên trì sử dụng đều đặn ngày 2-3 lần sau khi ăn và khi ngủ dậy sẽ giúp bạn có hơi thở thơm mát hơn.
Lấy Cao răng
Không thể phủ nhận công dụng chữa hôi miệng của những phương pháp tự nhiên nói trên, tuy nhiên để chấm dứt hoàn toàn tình trạng hôi miệng trong thời gian nhanh nhất, bạn cần đến một biện pháp nha khoa.
Nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu thường xuất phát từ cao răng, chính vì vậy, lấy cao răng là biện pháp chữa hôi miệng triệt để nhất.
Trong một số trường hợp, hôi miệng xuất phát từ những nguyên nhân khác như bệnh lý răng hoặc nguyên nhân nội sinh, bác sĩ sẽ kết hợp lấy cao răng với điều trị triệt để các bệnh lý khác. Khi những bệnh này được chữa khỏi, mùi hôi miệng cũng sẽ tự đông biến mất.
Hi vọng những gợi ý ở trên đã giúp bạn tìm được cho mình cách chữa hôi miệng phù hợp nhất.
Nguồn : Trường trung cấp nha khoa Pasteur