Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm sao cho đúng?

Vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm sao cho đúng?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
14/07/2022 162 Lượt xem

Vệ sinh răng miệng cho bé, đặc biệt là khi bé đã bắt đầu ăn dặm không những hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp. Vậy vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm sao cho đúng?

Theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ nha khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm đúng cách!

Lợi ích của việc vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi

Vệ sinh răng miệng cho bé sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng chưa mọc giúp ích cho việc mọc răng sữa sau này của trẻ.

Tạo cho bé một thói quen lành mạnh là thường xuyên vệ sinh răng miệng. Thói quen này sẽ theo bé suốt cả cuộc đời.

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, vệ sinh răng miệng cho bé giúp loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng của trẻ. Mặc dù lúc này trẻ chủ yếu chỉ bú sữa và ăn dặm cháo, bột, … tuy nhiên, các mảng bám vẫn có thể tồn đọng trên răng của trẻ, do đó cần phải được làm sạch.

Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi

Giai đoạn bé chưa mọc răng: mẹ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách sử dụng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước ấm sạch, hoặc nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng nướu của trẻ 1 lần/ngày. Mẹ có thể kết hợp việc này trong lúc tắm cho bé.

Giai đoạn bé bắt đầu mọc răng: mẹ dùng một bàn chải mềm (loại gắn vào đầu ngón tay) và một chiếc khăn vải mềm, sạch để vệ sinh răng miệng cho bé. Bắt đầu bằng việc nhúng bàn chải vào nước sạch hoặc nước muối sinh lý rồi chải sạch và kỹ các mặt của răng cũng như toàn bộ nướu. Kết thúc bằng việc dùng khăn mềm lau sạch răng và nướu của trẻ.

Khi vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ lưu ý đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu khoảng 45 độ so với răng, nhẹ nhàng xoay bàn chải và chải từng nhóm răng (khoảng 2 – 3 răng), chải cả 3 mặt của răng gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.

Ở giai đoạn bắt đầu, trẻ thường không thích kem đánh răng và hay nuốt kem đánh răng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé cha mẹ nên cẩn thận và cần hướng dẫn, nhắc nhở để trẻ không nuốt kem đánh răng. Chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng vừa đủ (đối với trẻ chỉ bằng hạt đậu nhỏ, hoặc cha mẹ cũng có thể phết một lớp thật mỏng trên bàn chải của trẻ). Chất fluoride có trong kem đánh răng sẽ làm răng trẻ thêm rắn chắc.

Những lưu ý trong vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ ăn dặm

Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ăn và đặc biệt là trước khi ngủ. Khi vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên tạo không khí vui nhộn như kể chuyện, bật nhạc, hoặc ca hát để trẻ thích thú và nhớ đến việc vệ sinh răng miệng với tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

Sau khi trẻ mọc răng, mẹ nên cho trẻ uống một chút nước sau khi bú hoặc ăn, rồi dùng một miếng gạc hoặc vải mềm, ẩm quấn quanh ngón tay, nhẹ nhàng lau sạch răng (cả mặt ngoài và mặt trong của răng) và thoa nướu, lưỡi cho trẻ.

Để đảm bảo việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ khi trẻ được 6 tháng tuổi để khám sức khỏe răng miệng, kiểm tra để phát hiện các dạng sâu răng đặc biệt do cách cho trẻ ăn (hoặc do bú bình) và kịp thời có biện pháp phòng ngừa sâu răng. Mẹ không nên chờ đến khi trẻ bị sâu răng hoặc đau răng mới đưa trẻ đến gặp nha sĩ.

Trẻ trên 3 tuổi thì có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mặt trong của răng.

Nên thay bàn chải cho trẻ khi lông bàn chải bắt đầu xơ cứng, khoảng 3 tháng/lần.

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, đây cũng là lúc vi khuẩn gây bệnh răng miệng dễ lây truyền từ răng này qua răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác, ví dụ như truyền từ mẹ cho bé thông qua việc hôn, nếm thức ăn, hay mút núm vú giả trước khi cho trẻ bú. Do đó, để đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé, cha mẹ lưu ý tránh hôn trẻ, đặc biệt là hôn vùng miệng.

Mẹ cần chải răng thật kỹ và có chế độ ăn hạn chế lượng đường để làm giảm lượng vi khuẩn gây sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Để loại trừ lây nhiễm, không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ, cũng không nên cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người thân trong nhà bị sâu răng, tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng.

Giúp bé phát triển răng tốt và khỏe mạnh

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn bên cạnh chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để giúp răng bé phát triển và bé có hàm răng khỏe, đẹp.

  • Không nên cho bé nằm uống sữa vì khi răng đang mọc, bé sẽ có thói quen ngậm chặt núm bình. Răng ngâm trong sữa lâu, dễ bị biến dạng và làm hỏng men răng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và dễ gây sâu răng.
  • Không nên cho bé mút đầu ngón tay hoặc ngậm ti giả, sẽ khiến răng mọc không đều và không thẳng hàng.
  • Không nên cho bé nhai một bên, sẽ khiến bé bị lệch hàm, gây mất cân đối của khuôn mặt.
  • Cho bé ăn thức ăn có độ cứng phù hợp với sự phát triển của răng để răng bé phát triển toàn diện hơn.

Việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi là rất quan trọng và cần thiết, vì nó không chỉ kích thích việc mọc răng sữa cho bé, mà còn hình thành thói quen theo bé suốt cuộc đời.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên cho bé đi khám răng định kỳ ít nhất 3-6 tháng/lần để được bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng, giúp bé có 1 hàm răng chắc khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …