Danh mục
Trang chủ > Bệnh Nhiệt Miệng - Lở Miệng > Tuyệt chiêu điều trị nhiệt miệng đơn giản hiệu quả

Tuyệt chiêu điều trị nhiệt miệng đơn giản hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
14/04/2020 178 Lượt xem

Nhiệt miệng bệnh lý thường gặp về răng miệng, bệnh thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má gây cảm giác đau đơn và khó chịu. Vậy để đẩy lùi tình trạng khó chịu này hãy bỏ túi ngay mẹo điều trị nhiệt miệng đơn giản bên dưới nhé.

Mẹo hay điều trị nhiệt miệng đơn giản hiệu quả

Hiểu như nào là nhiệt miệng?Nguyên nhân và cách chữa trị

Theo chuyên gia Trường Cao đẳng y dược Nam Định Nhiệt miệng rất phổ biến, đó là một vết loét hoặc rộp nhỏ, màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quay vùng miệng, bệnh gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào mùa thời tiết hanh khô, nắng nóng.

Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây nên, cụ thể như:

  • Dùng những thức ăn nhạy cảm, đặc biệt là sô-cô-la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai và thực phẩm nhiều gia vị hoặc có vị chua.
  • Do cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người, ăn nhiều đồ cay nóng.
  • Vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Thiếu hụt lượng vitamin B-12, kẽm, folate (axic folic) hoặc sắt.
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
  • Helicobacter pylori – vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng
  • Sự thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Áp lực (stress).

Tuyệt chiêu điều trị nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả

Cô Thanh Nga giảng viên dạy bộ môn Điều dưỡng cơ sở hệ chính quy Cao đẳng Điều dưỡng Nam Định chia sẻ, cách chữa nhiệt miệng đơn giản nhất là vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2-3 lần và súc miệng hàng ngày.

Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn còn giúp đánh bay lớp nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn.

Ngoài ra, một cách chữa nhiệt miệng hiệu quả không kém là thay đổi thực đơn đặc biệt cho những ngày bị nhiệt miệng: Loại bỏ những món ăn có tính háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường những loại rau có vị đắng nhưng có tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má, các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu.

Đặc biệt, uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam cũng là cách chữa nhiệt miệng được chuyên gia nha khoa thẩm mỹ khuyên dùng.

Cần bổ sung viên sủi vitamin đây cũng là trợ thủ đắc lực chữa nhiệt miệng. Liều lượng được các chuyên gia khuyên dùng 60 mg mỗi ngày, và nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ.

Bên cạnh đó, các bác sĩ nha khoa chia sẻ thêm tùy vào mức độ bị nhiệt miệng mà có thể điều trị thông qua 2 cách: Đường uống hoặc đường dùng tại chỗ. Cụ thể:

Cách thứ nhất đường uống

Đây là cách sử dụng hiệu quả để điều trị khi mức độ nhiệt miệng ở dạng vừa hoặc đã bị nặng, loét rộng. Do đó, cần điều trị bằng cách cho người bị nhiệt miệng uống thuốc.

  • Prednisolone: 5-40mg/ngày, tác dụng giảm đau chống viêm,giảm thời gian loét, giảm xuất hiện vết loét mới trong thời gian điều trị
  • Montelukast: 10mg/ngày, có tác dụng giảm đau, làm lành vết loét.
  • Colchicine, cimetidine, montelukast và các tác nhân ức chế miễn dịch khác như dapsone, cyclosporine, pentoxifylline được dùng trong điều trị viêm loét miệng nặng, diện rộng, khó điều trị không đáp ứng hoặc chống chỉ định với corticoid đường uống. Nếu có hoặc để dự phòng bội nhiễm , cần sử dụng thêm kháng sinh.

Cách thứ 2 đường dùng tại chỗ

Trường hợp bị nhiệt miệng chưa nghiêm trọng và ở mức độ nhẹ có thể sử dụng phương pháp bôi mà không cần đến phương pháp uống thuốc.

  • Aluminlum hydroxide+ magnesium hydroxide + simethicone : 5-10 ml súc miệng rồi nhổ ra, cho tác dụng giảm đau và bao phủ vết loét, dùng trước khi ăn
  • Chlorhexidine 0,12%: 15ml súc miệng rồi nhổ ra ngày 2 lần, có tác dụng giảm thời gian loét, mau lành thương tổn
  • Tetracyline 5% : Dùng như thuốc làm sạch miệng, tác dụng giảm đau giảm thời gian loét, giảm kích thước vết loét
  • Nystatine hỗn dịch 400000 – 600000 UI : Súc miệng rồi nuốt, ngày 4 lần, sử dụng trong trường hợp dự phòng nhiễm trùng thứ phát cho Bệnh nhân loét diện rộng có dùng tác nhân ức chế miễn dịch
  • Corticoid bôi, Clobetasol, Dexamethason, fluocinonide: Bôi 1 lượng nhỏ vào vết loét sau khi đã làm khô bằng gạc không súc miệng sau khi bôi và tránh ăn uống trong 30 phút, Đây là thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, giảm triệu chứng hàn gắn sớm thương tổn.
  • Sucralfate hỗn dịch: Súc miệng rồi nhổ ra, có tác dụng bao phủ vết loét, giảm đau và giảm thời gian loét. Dùng thay thế hoặc bổ sung cùng corticoid bôi.

Điều trị nhiệt miệng bằng cách nào? Cách phòng tránh

Một số cách phòng chống để tránh bị nhiệt miệng

Bác sĩ Trường Giang chuyên khoa răng Hàm mặt hiện là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Nam Định chia sẻ một số biện pháp phòng chống để tránh bị nhiệt miệng – lỡ miệng như sau:

  • Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2…
  •  Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu…
  •  Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn
  •  Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng.

Nhiệt miệng rất phổ biến và hầu như trong đời ai cũng một lần bị nhiệt miệng.Tuy nhiên, bạn nên hạn chế đồ ăn nóng và cay bởi khi bị nhiệt miệng thì khó chịu vô cùng. Qua bài viết tuyệt chiêu điều trị nhiệt miệng chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết và có cách điều trị hiệu quả. Chúc các bạn khỏe.

Nguồn: trungcapnhakhoa.com

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …