Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Tìm hiểu những biến chứng khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Tìm hiểu những biến chứng khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
17/09/2021 158 Lượt xem

Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thường gặp phải các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy tuy nhiên cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh răng miệng khác. Vậy khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nào?

Các tư thế thường gặp khi mọc răng khôn

Các tư thế thường gặp khi mọc răng khôn

Những điều cần biết về răng khôn(Wisdom tooth)

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, răng khôn (Wisdom tooth) không giống như những chiếc răng thường khác, nó còn có tên gọi khác là răng hàm lớn thứ ba hoặc răng số tám. Răng khôn thường mọc vào thời điểm đã trưởng thành trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mọc muộn hơn.

Khi đang ở độ tuổi trưởng thành xương hàm sẽ cứng hơn, thường ít tăng trưởng về kích thước, lớp niêm mạc và mô mềm trở lên dày chắc,… khiến cho răng khôn mọc lên bị lệch hoặc mọc ngầm và nằm phía trong cạnh răng hàm, nhất là gặp ở hàm dưới.

Chính vì vậy khiến cho việc ăn uống và vệ sinh răng miệng gặp nhiều trở ngại. Thông thường các răng khôn rất ít khi tham gia vào quá trình nhai nghiền thức ăn nên nếu bị mọc lệch và mọc ngầm các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn.  

Các tư thế thường gặp khi mọc răng hàm lớn thứ 3 là mọc thẳng, mọc lệch ngoài, lệch vào trong, nằm ngang, nằm ngược,… gây nên nhiều triệu chứng và dấu hiệu như đau nhức, sưng tấy nhưng đôi khi nó giống với các bệnh lý răng miệng thông thường khiến bạn chủ quan.

Biến chứng thường gặp khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm như thế nào

Giảng viên Trung cấp Nha khoa chia sẻ các biến chứng thường gặp khi răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm bao gồm:

Thường gặp phải tình trạng sâu răng khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm tình trạng sâu răng thường diễn ra rất phổ biến. Do răng mọc lệch và nghiêng gây chèn ép vào răng bên cạnh tạo khoảng trống nhét thức ăn.

Chính vì vậy, việc vệ sinh răng miệng trở lên khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sâu răng phát triển. Khi răng đã bị sâu lỗ sâu sẽ tăng kích thước, gây phá hủy cấu trúc răng quai hàm. Hậu quả là làm hỏng răng quai hàm và lan rộng ra các răng khác.

Thường gặp phải các bệnh về nướu khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Khi thức ăn tích tụ ở các kẽ răng khôn sẽ là điều kiện cho vi khuẩn phát triển, một thời gian dài nếu không điều trị sẽ gây viêm nhiễm vùng nướu.

Dễ gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Biến chứng hay gặp nhất khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ. Răng bị nướu trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi nướu gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp. Nếu bạn bị sốt cao, hàm sưng khi mọc răng khôn thì nên đi khám bác sĩ nha khoa ngay.  

Tình trạng u nang khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm nếu không được xử trí kịp thời có thể gây u nang xương hàm. Khiến cho bạn gặp phải tình trạng hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh, nặng hơn sẽ phải loại bỏ mô và xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.

Rối loạn phản xạ và cảm giác khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Như chúng ta đều biết, ở mặt có nhiều dây thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây nên tình trạng chèn ép, gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Răng khôn còn có thể gây ra các hội chứng giao cảm: đau một bên mặt, phù đỏ quanh ổ mắt.

Chính vì vậy, khi gặp những bất thường về sức khỏe miệng nên đi khám và điều trị ngay giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm do răng khôn gây ra.

Địa chỉ đào tạo nha khoa uy tín

Hiện nay có 2 cơ sở đào tạo trung cấp y nha khoa tại hai thành phố lớn của cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi dành cho các thí sinh có tình yêu và đam mê với ngành nha khoa có cơ hội họa tập và theo đuổi ước mơ của bản thân.

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Hà Nội: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).

☎ Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259. Zalo tư vấn: 09.8258.8258

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Sài Gòn: Số 217 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981. Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …