Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Răng Khôn – Tất Cả Những Điều Cần Biết

Răng Khôn – Tất Cả Những Điều Cần Biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
20/04/2016 828 Lượt xem

Răng khôn còn được gọi là răng số 8 hoặc răng cối thứ 3, khi răng khôn mọc thường gây đau, sốt nhẹ. Nhưng các Nha sĩ khuyên bạn hãy yên tâm vì đây chỉ là cơn đau tạm thời và tình trạng này sẽ biến mất khi răng mọc hoàn toàn.

Kien_thuc_co_ban_ve_rang_khon

Tất cả những điều cần biết về răng khôn.

Có cần phải nhổ răng khôn?

Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm khi mà các răng vĩnh viễn khác và xương hàm đã phát triển hoàn thiện nên thường không đủ chỗ nên răng thường mọc ngầm, mọc kẹt hoặc mọc lệch về phía răng bên cạnh và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Trên thực tế, răng khôn không có vai tròn quan trọng trong việc ăn nhai nên bạn cũng đừng lo lắng khi chiếc răng này được Nha sĩ chỉ định nhổ.

Những biến chứng khi răng khôn mọc ngầm lệch

  • Gây tổn thương răng bên cạnh

Răng số 7 hay răng cối thứ 2 là răng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Răng khôn khi mọc lệch sẽ làm tiêu 1 phần thân hoặc chân răng này, bên cạnh đó khe hở giữa răng khôn và răng số 7 rất dễ dính thức ăn nên thường gây sâu răng, khiến răng này không thể giữ lại được.

  • Viêm nhiễm tại chỗ

tat-ca-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-rang-khon

Răng khôn mọc lệch gây viêm nhiễm tại chỗ.

Răng khôn do mọc trong cùng nên rất khó để làm sạch nên thường tích tụ mảng bám, vi khuẩn gây viêm nhiễm, biểu hiện của bệnh thường là đau, sưng tấy, có mủ, hôi miệng. Nếu không được điều trị triệt để thì sẽ tái đi tái lại nhiều lần và ngày càng nặng hơn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

  • Gây u, nang xương hàm

Những nhiễm trùng mãn tính quanh thân răng, những tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân hình thành lên những khối u xương hàm như nang thân răng và ung thư xương hàm…

Mọc răng khôn có gây rối loạn về phản xạ, cảm giác không?

Nếu răng khôn mọc chèn ép vào dây thần kinh thì sẽ gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm, gây hội chứng giao cảm: đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.

Nhổ răng khôn khi nào thích hợp?

khi-nao-can-nho-rang-khon

Chỉ nên nhổ răng khôn khi có chỉ định của Nha sĩ.

Theo các Nha sĩ, các trường hợp sau cần phải đi nhổ răng khôn:

  • Nếu tình trạng đau nhức, mệt mỏi, không thể sinh hoạt bình thường khi răng khôn mọc thì nên đến gặp nha sĩ để khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Răng khôn rất khó vệ sinh, chăm sóc nên thường tích tụ nhiều vi khuẩn gây sâu răng. Do đó, để tránh gây viêm nhiễm và các bệnh răng miệng khác.
  • Răng khôn nên được nhổ trước tuổi 20 vì lúc này chân răng ít phát triển, ít biến chứng.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học Trường Trung cấp Nha khoa Hà Nội:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333.

Có thể bạn quan tâm

Nhân tố khiến sức khỏe răng miệng suy giảm và giải pháp khắc phục

Sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của …