Hôi miệng là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu, vì vậy cha mẹ nên tìm hiểu cách trị hôi miệng cho bé theo hướng dẫn của nha sĩ.
Bệnh hôi miệng ở trẻ em
Bệnh hôi miệng là bệnh răng miệng thường gặp gây ra những phiền toái không nhỏ đến sức khỏe và giao tiếp, nhất là đối với trẻ em nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể khiến hàm răng của trẻ bị tổn hại như sâu răng, viêm nha chu,…Theo bác sĩ Răng hàm mặt Dương Trường Giang, giảng viên Trung cấp nha khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng kém. Điều này xuất phát từ bản thân trẻ lười vệ sinh răng miệng, lưỡi hoặc không được bố mẹ hướng dẫn vệ sinh đúng cách khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng trong thời gian dài sinh ra mùi và làm hại chân răng. Trong trường hợp trẻ bị khô miệng, viêm xoang do bị ngạt mũi và phải thở bằng đường miệng hoặc trẻ bị mắc dị vật trong mũi cũng khiến hơi thở bé có mùi,…Bệnh hôi miệng gây những biến chứng nguy hiểm nếu để lâu dài, mặt khác ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ trong quá trình giao tiếp. Chính vì vậy, cách trị hôi miệng được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm.
Cách trị hôi miệng cho bé 1 tuổi
Để giúp trẻ có khoang miệng thơm tho, phòng tránh được các nguy hiểm về các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi,…, các Nha sĩ khuyên các cha mẹ lưu ý những vấn đề răng của trẻ để sẵn sàng xử lí mà không phải giật mình lo sợ.
Để hơi thở của trẻ được thơm tho, theo các chuyên gia Dược học cổ truyền thì các bậc cha mẹ cần vệ sinh miệng cho con với nước trước giấc ngủ trưa để loại bỏ những mẩu thức ăn thừa từ răng, lưỡi và miệng. Trong trường hợp trẻ lớn hơn, bạn có thể giúp bé đánh răng và dạy bé súc miệng với nước để ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả. Mặc dù đây là những phương pháp rất đơn giản nhưng có tác dụng phòng ngừa hôi miệng và nâng cao sức khỏe răng miệng của trẻ.
Giúp trẻ vệ sinh răng miệng để không bị hôi miệng
Trong chế độ ăn của trẻ, lượng dường trong đó cũng có thể làm trẻ 1 tuổi hôi miệng vì nó cung cấp “nguyên liệu” cho vi khuẩn phát triển. Những đồ uống có đường, bánh trứng, kẹo… đều là thực phẩm chứa đường và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nếu bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, thực phẩm ít đường và chất béo thì hơi thở sẽ được khắc phục. Ngoài ra việc các bé có thói quen ngậm vú giả hay đồ chơi cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng do vi khuẩn từ những vật này có thể chuyển vào miệng. Vì vậy các bậc cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ những đồ chơi của trẻ, không nên cho trẻ ngậm, mút sẽ giúp bệnh hôi miệng nhanh chóng biến mất.
Theo các bác sĩ Nha khoa, hơi thở của em bé có mùi là do trào ngược dạ dày thực quản hoặ trong tình trạng trẻ bị hôi miệng kéo dài mà sử dụng nhiều biện pháp nhưng không có tác dụng, các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên bạn nên đưa trẻ đến Nha khoa trẻ em hoặc Nha khoa thẩm mỹ để các bác sĩ Nha khoa giúp bạn ngăn ngừa và điều trị bệnh hội miệng hiệu quả.
Đối với vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ còn gặp nhiều khó khăn do trẻ chưa ý thức được hành vi cũng như tác hại của những hành động vô thức của mình. Vì vậy khi trẻ bị bệnh hôi miệng, các bậc cha mẹ nên áp dụng những phương pháp trên để giúp nụ cười của trẻ luôn được tỏa sáng. Trẻ em còn một hành trình dài để phát triển nên các bậc cha mẹ nên chăm sóc trẻ thật tốt để trẻ không bị hôi miệng và luôn có vòm miệng thơm tho sạch sẽ. Điều trị kịp thời khi bé bị hôi miệng cũng sẽ tránh được những bệnh về khoang miệng cho trẻ và nhưng bệnh răng miệng liên quan. Vì vậy các mẹ hãy chú ý khi chăm sóc trẻ và điều trị kịp thời!