Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Nguyên nhân nào gây nên tình trạng tiêu xương hàm?

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng tiêu xương hàm?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
07/09/2022 143 Lượt xem

Tình trạng tiêu xương hàm là một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tình trạng tiêu xương hàm?

Tiêu xương hàm (hay xương ổ răng) là tình trạng xương quanh chân răng bị tiêu biến

Tìm hiểu những nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu xương hàm

Giảng viên Trung cấp Nha khoa chia sẻ những nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu xương hàm như sau:

Tiêu xương hàm do hiện tượng mất răng gây nên: Trong quá trình bị mất răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống ở vị trí chân khiến cho không còn lực nhai tác động của răng lên xương hàm, dẫn tới quá trình tiêu xương hàm. Sau khi bị mất răng khoảng 3 tháng thông thường mật độ xương hàm sẽ bị suy giảm, trong khoảng thời gian 12 tháng đầu tiên thì 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến, đặc biệt sau khoảng 3 năm, xương hàm của người sẽ bị tiêu biến khoảng 45 đến 60%.

Tiêu xương hàm do gặp phải tình trạng viêm nha chu: Khi tình trạng nướu của người bệnh bị viêm sẽ gây nên tình trạng tụt nướu, hở chân răng, khiến cho xương và dây chằng bao bọc quanh răng bị tiêu hủy dần, khiến răng không còn chỗ dựa nữa.

Tiêu xương hàm do mang hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ: Có rất nhiều người bệnh sau khi mất răng muốn lựa chọn hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ, tuy nhiên với 2 phương án này chỉ có phần thân răng giả được phục hình lên trên phần nướu đã mất răng. Nhưng sẽ không thể thay thế được chân răng đã mất, do đó làm cho xương hàm bị tiêu biến nhanh hơn sau một thời gian người bệnh ăn nhai.

Tìm hiểu các dạng tiêu xương hàm khi mất răng

Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, sau mất răng do một số yếu tố tuổi tác hoặc tai nạn, nếu không trồng răng kịp thời người bệnh có thể bị tiêu xương hàm, hiện nay các dạng tiêu xương hàm do mất răng bao gồm:

Dạng tiêu xương hàm khi mất răng theo chiều ngang: Dạng tiêu xương hàm theo chiều ngang ở vị trí mất răng độ rộng của xương hàm sẽ thu hẹp lại, vùng xương kế cận giãn ra và xâm lấn sang khoảng trống xương vừa bị tiêu, khiến cho các răng lân cận bị đổ nghiêng và xô lệch gây mất thẩm cho người bệnh khi giao tiếp.

Dạng tiêu xương hàm khi mất răng theo chiều dọc: Khi người bệnh gặp phải tình trạng tiêu xương hàm khi mất răng theo chiều dọc sẽ khiến cho phần xương hàm dưới nướu bị tiêu hõm xuống, trũng sâu hơn so với xương hàm kế cận, do đó theo thời gian vùng nướu ở vị trí tiêu xương cũng bị teo nhỏ lại.

Dạng tiêu xương hàm khi mất răng toàn bộ khuôn mặt: Dạng tiêu xương toàn bộ khuôn mặt được xảy ra trong các trường hợp mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Các biểu hiện tiêu xương khi mất nhiều răng như khuôn mặt người bệnh sẽ thay đổi rõ rệt: khuôn miệng hõm vào, có nhiều nếp nhăn.

Bạn Nguyễn Phương Anh đang theo học tại Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết dạng tiêu xương hàm khi mất răng hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng: Khi tình trạng tiêu xương hàm kéo dài sẽ bị tiêu biến dần dần đến các ống thần kinh nằm sâu bên dưới, gây nên những khó khăn trong quá trình phục hồi xương hàm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …