Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Một số bệnh về răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ

Một số bệnh về răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
19/08/2022 76 Lượt xem

Sức khỏe răng miệng ở trẻ em nếu không được quan tâm, chăm sóc đúng cách sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng gây biến chứng nguy hiểm.

Để bé có một hàm răng trắng sáng cùng nụ cười tự tin, các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nha khoa hữu ích về các bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ.

Bệnh Sâu răng

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, đây là bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em. Sâu răng là quá trình vi khuẩn hình thành qua mảng bám trên răng và ăn mòn men răng, sau đó tiên sau vào tủy răng gây đau nhức cho bé.Nhiều ba mẹ cho rằng, sâu răng chỉ nguy hiểm khi nó xảy tại thời điểm trẻ đã thay hết răng sữa. Tuy nhiên không phải như vậy, sâu răng sữa sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình hình thành răng vĩnh viễn của trẻ.

Khi bị sâu răng, ba mẹ cần đưa bé đến phòng khám để điều trị kịp thời cho vết sâu răng. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, ba mẹ hãy hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho con mình một cách khoa học nhất.

Bệnh nhiệt miệng

Rất khó để tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng ở trẻ (đồ ăn cay, nóng, cơ địa,…) nhưng chủ yếu là do hệ miễn dịch suy giảm, nhiễm khuẩn.

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị nhiệt miệng là phần niêm mạc miệng (trong má, vòm miệng) hoặc bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét màu trắng ngà, xung quanh viền vết loét có thể có màu đỏ. Ngoài ra bé bỏ ăn, quấy khóc, chảy nước dãi, nặng hơn thì sốt và nổi hạch.

Để điều trị nhiệt miệng, các chuyên gia nha khoa khuyên các bậc phụ huynh cần:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ, đặc biệt là các vitamin A, C, B2, PP, B6, B12 có trong rau, củ quả. Có thể sử dụng nước rau má, râu ngô để uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mát, không ăn thức ăn nóng, cay. Nếu trẻ nhỏ thì mẹ có thể xay nhỏ thức ăn để bé dễ nuốt hơn.
  • Chăm sóc răng miệng cẩn thận cho bé mỗi ngày. Sau mỗi bữa ăn cần cho bé súc miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lí.

Viêm lợi

Mọc răng, mảng bám, sang chấn là những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm lợi. Nếu để viêm lợi tiến triển sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng của bé, ảnh hưởng đến thể chất và thẩm mỹ của bé sau này.

Khi bé bị viêm lợi, mẹ cần chú ý tới khẩu phần ăn hằng ngày của bé cũng như cho trẻ kiểm tra răng miệng định kỳ. Đối với trẻ sơ sinh, bé cần một chế độ chăm sóc kỹ lưỡng . Mẹ cần vệ sinh tiệt trùng bình sữa, núm vú, ti giả sau mỗi lần bé sử dụng cũng như khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần.

Trẻ mọc răng xô lệch

Răng mọc lệch lạc là tình trạng phổ biến ở trẻ. Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn nguyên nhân khiến răng bị mọc lệch có thể do cung hàm bé quá hẹp, hay răng sữa nhổ muộn dẫn tới răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ.

Cách xử lý khi răng trẻ mọc xô lệch là nhổ răng sữa hoặc chỉnh hình theo chỉ định của bác sĩ nha khoa trẻ em.

Nấm miệng

Khi phát hiện trên niêm mạc miệng của bé có những mảng trắng như sữa bám vào. Mảng trắng này có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc và hàm họng. Khi đánh lớp nấm dày này đi sẽ để lại lớp niêm mạc dưới chảy máu.

Cử nhân Điều dưỡng thực hành cho biết thêm khi trẻ gặp trường hợp này, bạn có thể sử dụng mật ong (không dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi)hoặc các sản phẩm được sự chỉ định của bác sĩ để đánh sạch nấm từ 3-4 lần/ngày.

Có thể bạn quan tâm

Phản ứng tiêu cực do bệnh hôi miệng gây ra và giải pháp khắc phục

Hôi miệng không chỉ là một vấn đề xã hội mà còn có thể gây …