Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Nguy cơ nhiễm bệnh từ bàn chải đánh răng hàng ngày

Nguy cơ nhiễm bệnh từ bàn chải đánh răng hàng ngày

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
06/10/2017 570 Lượt xem

Sử dụng bàn chải đánh răng để làm sạch vi khuẩn giúp răng trắng sáng nhưng nếu không biết giữ vệ sinh thì chính bàn chải sẽ chính là nguyên nhân khiến bạn nhiễm bệnh.

bàn chải nhiễm khuẩn

Tác hại của bàn chải nhiễm khuẩn.

Bác sĩ Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho biết trong khoang miệng luôn tồn tại một hệ thống lợi khuẩn. Tuy nhiên, khi bạn bị thương ở miệng, loét miệng, hoặc các vấn đề răng miệng khác sẽ làm các lợi khuẩn này bị biến đổi và có khả năng gây bệnh. Virus và vi khuẩn từ miệng có thể bám trên lông bàn chải trong nhiều tuần và tiếp tục gây bệnh.

Trong khi đó, bàn chải đánh răng thường không được đóng gói trong bao bì vô trùng. Vì vậy nó có thể bị nhiễm khuẩn ngay khi được lấy ra khỏi hộp. Khi xuất hiện dấu hiệu ố vàng và dính những vết bẩn, khả năng bàn chải đang chứa những con vi khuẩn gây ra nhiễm trùng hoặc bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng…

Xem thêm:

Những Vị thuốc bắc trong đông y

Thông tin ngành Dược trên tạp chí dược học Việt Nam năm 2018

Làm sạch bàn chải thường xuyên.

Sau khi sử dụng, bạn không nên cất bàn chải vào những nơi kín như tủ đựng thuốc, ngăn kéo,.. mà hãy giữ bàn chải ở vị trí thẳng đứng và ở những nơi thoáng khí, vì việc thiếu không khí sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Hãy rửa bàn chải dưới vòi nước để loại bỏ kem đánh răng và các chất bẩn. Nếu bạn mắc các bệnh hệ thống hoặc rối loạn miễn dịch, bạn có thể ngâm bàn chải trong nước súc miệng kháng khuẩn

Xem thêm:

Thông tin trường trung cấp nha khoa tuyển sinh năm 2018

Nguy cơ nhiễm bệnh từ bàn chải đánh răng

Ngoài ra, việc sử dụng chung bàn chải đánh răng với người khác sẽ tạo điều kiện cho nước bọt và vi khuẩn truyền nhiễm, thậm chí có thể khiến bạn bị sâu răng, đặc biệt là với người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh truyền nhiễm.

Nên thay bàn chải khi nào?

Các y sĩ Cao đẳng Dược tại TPHCM khuyên các bạn nên thay bàn chải 3 đến 4 tháng một lần hoặc thay ngay khi lông bàn chải bị mòn hoặc xòe ra, bởi lông bàn chải bị mòn sẽ không thể làm sạch răng, thậm chí có thể gây xước và rách nướu.

Ngoài ra, thời hạn sử dụng của bàn chải đánh răng còn phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe mỗi người. Bạn có thể hỏi ý kiến nha sĩ hoặc theo dõi các dấu hiệu trên bàn chải và thay thế khi cảm thấy cần thiết. Khi mà cảm thấy nguy cơ nhiễm bệnh không tự chữa trị được thì hãy đến các cơ sở chuyên ngành để được thăm khám kịp thời nhé.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng là điều vô cùng quan trọng. Bạn hãy bảo vệ mình khỏi các nguy cơ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là nguy cơ đến từ một vật dụng quen thuộc như bàn chải đánh răng.

Nguồn: trungcapnhakhoa.com

 

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …