Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Người cao tuổi cần bảo vệ và phòng tránh răng miệng như thế nào ?

Người cao tuổi cần bảo vệ và phòng tránh răng miệng như thế nào ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
28/04/2019 204 Lượt xem

Về già, câu hỏi làm thế nào để có thể phòng tránh bệnh răng miệng như thế nào ngày càng nhiều, bởi cái răng cái tóc là góc con người, nói lên được sự thẩm mỹ của con người.

Người cao tuổi cần bảo vệ và phòng tránh răng miệng như thế nào ?
Người cao tuổi cần bảo vệ và phòng tránh răng miệng như thế nào ?

Hàm răng giúp người cao tuổi ăn uống được bình thường nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động và tu bổ cho các cơ quan của cơ thể. Nhưng qua nhiều năm hàm răng đã bị hao mòn và suy yếu. Vì vậy việc bảo vệ giữ gìn hàm răng đảm bảo chức năng tiêu hoá là hết sức quan trọng.

Khi tuổi càng cao số lần mắc và chữa các bệnh toàn thân càng nhiều thì sự ảnh hưởng đến răng miệng càng sâu sắc. Những biến đổi suy thoái ở răng miệng càng nặng thì sự tác động đến sức khỏe đời sống của người cao tuổi.

Một số bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

Theo thông tin mà trang Sức khỏe răng miệng cập nhật: Bởi quá trình lão hoá ở người cao tuổi xảy ra nhanh chóng nên sức khoẻ bị suy giảm nghiêm trọng, tạo điều kiện cho một số loại bệnh xâm nhập, trong đó điển hình là các bệnh răng miệng.

Bệnh sâu răng: Ở người già, sâu chân răng thường đi kèm với tụt nướu do bệnh nha chu và tình trạng khô miệng. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là do vi khuẩn tác động lên thực phẩm, tạo ra acid phá hủy cấu trúc răng tạo ra lỗ trên bề mặt gọi là sâu răng.

Bệnh nha chu: Bệnh nha chu cũng là một trong những bệnh răng miệng điển hình mà người già hay gặp phải. Nếu không có sự can thiệp đúng lúc sẽ dẫn đến sự tiêu xương, tiêu dây chằng xung quanh răng, lung lay răng và cuối cùng là mất răng.

Bệnh loạn năng thái dương hàm:  Theo các chuyên gia đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteurr thì: Tình trạng biến đổi thoái hóa, viêm xương – khớp, mất răng lâu ngày không được phục hồi là nguyên nhân chính gây nên những tổn thương trên diện hớp và đĩa khớp dẫn đến tình trạng loạn năng thái dương hàm. Ở người già, bệnh loạn năng thái dương hàm có biểu hiện đau vùng khớp thái dương hàm, mỏi hàm, cử động hàm dưới bị giới hạn (khó há miệng), có tiếng kêu ở khớp.

Nhà trường tuyển sinh Trung cấp nha khoa năm 2019
Nhà trường tuyển sinh Trung cấp nha khoa năm 2019

Cách chăm sóc để tránh bệnh răng miệng ở người cao tuổi

Bệnh răng miệng là một trong những bệnh thông thường mà người cao tuổi cần chú ý. Để có thể tránh và hạn chế các bệnh về răng miệng thì người cao tuổi nên tham khảo những chia sẻ của các chuyên gia sức khỏe dưới đây:

  • Nên chải răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có fluor ít nhất 2 lần: vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
  • Chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm khắp các mặt nhai, mặt ngoài và trong răng: với người có răng bị gãy rụng, cần sử dụng bàn chải nhẹ nhàng, tránh tổn thương nướu.
  • Khám và kiểm tra răng miệng ít nhất 1 lần/năm
  • Kết hợp sử dụng nước muối súc miệng vào buổi sáng.

Những tổn thương, thoái hóa ở răng miệng không những ảnh hưởng do tuổi tác ngày càng cao, mà còn phản ánh những tình trạng bệnh tật đã mắc trong quá trình cuộc sống trước đây. Chính vì vậy, việc chăm sóc răng miệng lúc còn trẻ là đảm bảo tốt nhất để có sức khỏe răng miệng tốt lúc cao tuổi.

Nguồn: Trung cấp Nha khoa

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …