Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Mách mẹ những bệnh răng miệng mà trẻ dưới 3 tuổi hay gặp

Mách mẹ những bệnh răng miệng mà trẻ dưới 3 tuổi hay gặp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
05/12/2016 785 Lượt xem

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường hay mắc những bệnh về răng miệng, nếu coi thường bệnh sẽ diễn biến rất nặng và để lại những nguy hiểm sau này.

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hay mắc các bệnh về răng miệng
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hay mắc các bệnh về răng miệng

Dưới đây là những bệnh răng miệng mà trẻ nhỏ hay gặp phải, chúng tôi sẽ liệt kê giúp bạn để các mẹ có kiến thức giúp con mình phòng ngừa những bệnh răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.

Sâu răng

Đây theo thông tin dược học việt nam là một trong những bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ, khi trẻ còn nhỏ, không thể tự mình làm vệ sinh răng miệng, chính điều này đã khiến cho vi khuẩn có điều kiện thuận lợi bám vào bề mặt của răng. Những lỗ nhỏ sẽ xuất hiện trên răng dần dần ăn mòn khiến trẻ bị sâu răng. Nếu như trên răng của trẻ có xuất hiện những chấm nhỏ li ti, nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa thăm khám và có cách điều trị hiệu quả nhất.

Sâu răng biến chứng tủy

Trường hợp này nghiêm trọng hơn khi trẻ bị sâu răng mà không được điều trị kịp thời, các lỗ sâu răng sẽ biến chứng nặng hơn gây ra những ảnh hưởng tới tủy của trẻ. Trong trường hợp bị bệnh răng miệng này, trẻ sẽ bị đau, sốt, sút cân, nếu nặng hơn có thể gây ra những biến chứng và xuất hiện dấu hiệu áp xe quanh răng.

Cần giúp bé vệ sinh răng miệng thật tốt
Cần giúp bé vệ sinh răng miệng thật tốt

Viêm nướu

Viêm nướu hay còn gọi là viêm lợi, đây là dấu hiệu thường xuất hiện ở những trẻ từ 0 – 3 tuổi. Khi bị bệnh răng miệng này, hơi thở của trẻ có mùi hôi, vùng lợi viêm đỏ, chảy máu… Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn. Sức khỏe của trẻ bị kém đi do đau răng, không thể ăn uống được.

Chấn thương răng

Những trẻ ở độ tuổi từ 0 – 3 tuổi có thể bị ảnh hưởng của những lần vấp ngã khiến răng bị chấn thương. Theo các nha sĩ trung cấp nha khoa tphcm Đây là lứa tuổi tập đi và rất hiếu động, những lần va chạm sẽ khiến cho răng của bé và các chấn thương khác rải rác khắp cơ thể. Những chấn thương răng nặng sẽ khiến bé bị tụt răng, gãy răng sữa… những trường hợp này sẽ ảnh hưởng tới chức năng của răng và tính thẩm mỹ của răng miệng trẻ.

Khi mắc những bệnh về răng miệng cần phải đưa con tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều trị. Nếu để lâu, tình trạng răng của bé sẽ không được khỏe và chắc chắn. Chính vì thế để giúp bé có một bộ răng đẹp, ngay từ bé mẹ hãy  vệ sinh sạch sẽ cho con bằng nước muối, hạn chế cho con ăn những loại thức ăn ảnh hưởng tới răng miệng của trẻ như đường, bánh, kẹo… nên bổ sung cho bé những loại thực phẩm giàu chất xơ và khoáng.

        Nguồn : Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur

 

Có thể bạn quan tâm

Trẻ sơ sinh có bị mắc bệnh răng miệng không?

Trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt nên việc quan tâm đến sức khỏe …