Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Khi bị viêm lợi bệnh nhân nên dùng nước súc miệng nào?

Khi bị viêm lợi bệnh nhân nên dùng nước súc miệng nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
16/06/2019 179 Lượt xem

Bệnh nhân viêm lợi không chỉ gây nên tình trạng hơi thở có mùi mà còn bị đau sưng lợi. Vậy khi bị viêm lợi bệnh nhân có thể súc miệng bằng nước gì?

Khi bị viêm lợi bệnh nhân nên dùng nước súc miệng nào?

Khi bị viêm lợi bệnh nhân nên dùng nước súc miệng nào?

Một số phương pháp súc miệng dành cho bệnh nhân bị viêm lợi

  1. Súc miệng bằng nước muối

Theo trang tin tức Sức khỏe răng miệng được biết: Kết quả của một nghiên cứu năm 2016 cho thấy súc miệng bằng nước muối mang lại nhiều lợi ích và có thể giúp chữa lành viêm lợi. Muối là một chất khử trùng tự nhiên giúp lợi tự lành.

Nước muối có thể giúp làm dịu chỗ viêm, giảm đau, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ thức ăn thừa, cải thiện mùi hơi thở.  

Cách thực hiện:

  • Bỏ 2,5 – 3,75g muối vào một cốc nước ấm và khuấy đều.
  • Súc miệng bằng dung dịch nước muối này trong vòng khoảng 30 giây.
  • Nhổ nước súc miệng ra ngoài.
  • Bạn có thể súc miệng với nước muối theo cách như trên 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Sử dụng nước muối quá thường xuyên hoặc ngậm nước muối quá lâu có thể làm men răng bị mòn do dung dịch muối có tính axit.

  1. Súc miệng bằng dầu dừa

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Dầu dừa chứa axit lauric có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Các nghiên cứu năm 2015 phát hiện ra rằng việc sử dụng dầu dừa để súc miệng giúp làm giảm đáng kể mảng bám và và dấu hiệu viêm lợi.

Súc miệng bằng dầu dừa cũng có thể giúp làm trắng răng, làm hơi thở thơm mát hơn, giảm đau đầu, căng thẳng và làm sạch xoang.

Bạn nên chọn dầu dừa phân đoạn để súc miệng vì loại dầu dừa này ít dính, ít bám hơn dầu dừa thông thường.  

Cách thực hiện:

  • Cho khoảng 5 – 10ml dầu dừa phân đoạn vào miệng.
  • Súc dầu trong miệng 20 – 30 phút. Cẩn thận đừng để dầu dừa chạm vào cổ họng.
  • Nhổ nước súc miệng ra.
  • Súc miệng lại bằng nước.
  • Nhổ nước ra.
  • Uống 1 ly nước đầy.
  • Chải lại răng.

Lưu ý: Trên thực tế dầu dừa là an toàn nhưng bạn nên cẩn thận không nên nuốt dầu dừa vì sau khi súc miệng, dầu dừa có chứa độc tố và vi khuẩn trong miệng.

  1. Súc miệng bằng tinh dầu sả:

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy tinh dầu sả đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi hiệu quả hơn cả nước súc miệng chứa chlorhexidine.

Cách thực hiện:

  • Pha loãng 2–3 giọt tinh dầu sả trong khoảng 225ml nước.
  • Súc miệng bằng dung dịch trên trong vòng khoảng 30 giây.
  • Sau đó nhổ dung dịch nước súc miệng ra.
  • Bạn có thể súc miệng theo cách trên 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Nhìn chung thì dầu sả là an toàn nhưng cũng rất mạnh. Vì vậy bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Trung cấp Nha khoa năm 2019

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Trung cấp Nha khoa năm 2019

  1. Súc miệng bằng lô hội

Nghiên cứu năm 2016 cho thấy lô hội có hiệu quả tương đương với nước có chất chlorhexidine trong việc giảm mảng bám và viêm lợi.

Bạn không cần pha loãng nước lô hội như các loại nước súc miệng khác mà chỉ cần dùng nước lô hội nguyên chất 100%.  

Cách thực hiện:

  • Ngậm nước lô hội trong miệng trong vòng 30 giây.
  • Nhổ dung dịch súc miệng ra.
  • Lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Bạn nên mua lô hội ở nơi bán có uy tín và làm theo những hướng dẫn ghi trên nhãn khi sử dụng. Những người bị dị ứng với lô hội không nên dùng loại nước súc miệng này.

  1. Súc miệng bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá Melaleuca Alterfolia ở Úc. Theo một nghiên cứu năm 2014, nước súc miệng từ tinh dầu tràm trà có thể giúp giảm chảy máu lợi đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào khoảng 225ml nước ấm.
  • Súc miệng với dung dịch trên trong khoảng 30 giây.
  • Nhổ nước súc miệng ra.

Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày hay thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng khi đánh răng.

Lưu ý: Nếu bạn dùng tràm trà lần đầu tiên, bạn nên pha tinh dầu thật loãng. Tinh dầu tràm trà đặc có thể phản ứng dị ứng, phát ban hay nóng nhẹ. Tinh dầu tràm trà cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung và thảo mộc.

  1. Súc miệng bằng gel nghệ

Kết quả nghiên cứu năm 2015 cho thấy gel nghệ có thể ngăn chặn sự hình thành mảng bám ở răng và viêm lợi một cách hiệu quả nhờ vào tính kháng viêm.

Nghệ cũng có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể giúp chữa lành chảy máu và đỏ lợi.

Cách thực hiện:

  • Đánh răng sạch sẽ.
  • Súc miệng thật kỹ.
  • Bôi gel nghệ vào lợi.
  • Đợi khoảng 10 phút.
  • Súc miệng với nước để loại bỏ gel còn sót.
  • Nhổ nước vừa súc miệng ra.

Nguồn: Trung cấp Nha khoa

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …