Danh mục
Trang chủ > Nha Khoa Thẩm Mỹ > Học Trung Cấp Nha Khoa – Có Nên Học Không?

Học Trung Cấp Nha Khoa – Có Nên Học Không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (12 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
13/02/2016 1,401 Lượt xem

Nhiều bạn chưa dám “tin” vào nhận định của mình để đăng ký học Trung cấp Nha khoa Phục hình răng thẩm mỹ mặc dù thực tế cho thấy nhu cầu Nha khoa thẩm mỹ ngày càng tăng mạnh, 

muc-tieu-dao-tao-trung-cap-nha-khoa

Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe răng miệng bao phủ mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho đến người già, việc giữ gìn, khắc phục để có được hàm răng chắc khỏe là vô cùng lớn. Nhất là lứa tuổi từ 15 – 30 thì nhu cầu về răng miệng không chỉ dừng lại ở khỏe mà còn phải đẹp. Điều này lý vì sao trong những năm gần đây ngày càng nhiều các phòng khám, trung tâm nha khoa thẩm mỹ xuất hiện rầm rộ, kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Nha khoa lại càng trở lên nóng bỏng.

Trong thế giới Nha khoa nên theo học chuyên khoa gì?

Nhắc đến hệ Trung cấp Nha khoa ta thường biết đến 2 chuyên khoa đó là: Điều dưỡng Nha khoa và Kỹ thuật phục hình răng, vậy ưu điểm riêng của 2 chuyên ngành này như thế nào?

1, Điều dưỡng Nha khoa: Điều dưỡng là thiên về chăm sóc sức khỏe, vậy hiểu một cách đơn giản người Điều dưỡng Nha khoa là người chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân.

Nhiệm vụ của người Điều dưỡng Nha khoa

  • Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, thuốc theo yêu cầu của các kỹ thuật nha khoa;
  • Thực hiện các kỹ thuật dự phòng nha khoa, kỹ thuật chăm sóc các bệnh răng miệng thông thường;
  • Sử dụng, bảo quản trang thiết bị, hồ sơ bệnh án trong phạm vi được phân công, phát hiện và xử lý lỗi kỹ thuật đơn giản, chịu trách nhiệm cá nhân về những phương tiện, tài sản được phân công;
  • Dự trù, lĩnh vật tư, thuốc… khi được phân công, định kỳ kiểm kê, đối chiếu các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực được giao;
  • Ghi chép, vào sổ, thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Lưu trữ, bảo quản các tài liệu trong lĩnh vực được giao;
  • Thực hiện chế độ vệ sinh phòng bệnh, tẩy uế, khử trùng dụng cụ…, đảm bảo vô khuẩn khoa phòng và chế độ an toàn trong công tác chuyên môn;
  • Tham gia kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn của khoa/phòng Nha khoa khi được phân công;
  • Thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế;
  • Tham gia giáo dục sức khoẻ răng miệng cho người bệnh, người khoẻ mạnh, gia đình và cộng đồng phòng ngừa những bệnh răng miệng thứ phát, tham gia chương trình chăm sóc răng miệng ban đầu cho trẻ em ở trường học.
    nganh-nha-khoa-dao-tao-it-nh-cau-xa-hoi-lon

2, Kỹ thuật phục hình răng: Nói theo ngôn ngữ y học để dễ hình dung thì Kỹ thuật phục hình răng tương đương chuyên ngành Y sĩ Nha khoa, người học về Kỹ thuật phục hình răng khi tốt nghiệp được gọi là Kỹ thuật viên phục hình răng hay còn gọi là Nha sĩ. Kỹ thuật viên phục hình răng có quyền hạn lớn hơn so với Điều dưỡng viên Nha khoa trong việc điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Nhiệm vụ của người Kỹ thuật viên phục hình răng

  • Làm các loại phục hình tháo lắp hàm giả từng phần, toàn phần.
  • Làm các loại phục hình răng cố định thông thường.
  • Phụ trách chuyên môn kỹ thuật ở labo phục hình răng thuộc tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh.
  • Vận hành, bảo quản các trang thiết bị, vật tư, hoá chất … phục hình răng.
  • Phát hiện và sửa chữa được những hỏng hóc nhỏ trang thiết bị phục hình răng.
  • Sơ cứu và chăm sóc bênh nhân tại Khoa Răng – Hàm – Mặt.
  • Quản lý và lưu trữ hồ sơ, sổ sách, thống kê, báo cáo.
  • Thường xuyên trao đổi chuyên môn, kỹ thuật với bác sỹ Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng Nha khoa để nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân.
  • Tham gia giáo dục Sức khoẻ răng- miệng cho cá nhân và cộng đồng và các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân của đơn vị và địa phương.
  • Thực hiện công tác an toàn lao động.
  • Hướng dẫn học sinh Kỹ thuật viên Phục hình răng đến labo thực tập.
  • Thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu của công việc.
  • Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật Phục hình răng.
  • Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và những quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của bộ Y tế

Nếu yêu thích ngành Nha khoa và có ước mơ làm việc trong ngành Nha khoa bạn có thể đăng ký học tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.

Địa chỉ đào tạo Nha sĩ thẩm mỹ:

Thông báo trung cấp nha khoa tuyển sinh địa chỉ nộp hồ sơ: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở. Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

img20150619143931286

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Nhà trường khai giảng liên tục các lớp Nha khoa, có lớp học cuối tuần thứ 7 chủ nhật dành cho học viên vừa học vừa làm.

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyen

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chăm sóc đúng cách sau khi bọc răng sứ

Việc không chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi bọc răng sứ có thể …