Hôi miệng là một bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng lại làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, công việc, đời sống xã hội, tâm lý và một số hạn chế khác.
- Nha Sĩ Cảnh Báo Những Người Dễ Mắc Bệnh Sâu Răng
- Nha sĩ khuyên cách bảo vệ cho răng chắc khỏe?
- Dấu hiệu và cách điều trị trẻ bị sưng lợi có mủ nhanh nhất
Hôi miệng không chỉ khiến bạn mất tự tin mà mang đến người đối diện cảm giác khó chịu
Hôi miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
Hôi miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già, càng lớn tuổi mùi hôi miệng càng tăng và nặng hơn. Hôi miệng là một bệnh lý liên quan các loại vi khuẩn hình thành trong miệng nguyên nhân hình thành nên các vi khuẩn đa phần là do lượng thức ăn còn thừa bám vào kẽ răng kiến chúng bị lên men và gây mùi trong miệng. Đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng miệng bị hôi. Hôi miệng là một trong những vấn đề bệnh răng miệng, rất phổ biến hiện nay.
Nguyên nhân gây nên hôi miệng
- Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây hôi miệng nhưng 90% là từ vi khuẩn, trong đó phải kể đến tình trạng nhiễm khuẩn do vi trùng nẩy nở từ cặn thức ăn chứa chất trong những lỗ hổng trong lợi, sâu răng, kẽ răng, mặt lưỡi, đều là những chỗ lý tưởng cho vi trùng sinh sản.
- Những bệnh khác cũng làm hôi miệng như: viêm miệng, lưỡi, lợi nướu răng hay viêm thịt dư trong họng nghẹt hay giảm bài tiết nước miếng.
- Đối với những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng thuốc kháng sinh cũng dễ bị hôi miệng hơn những người bình thường.
Nguyên nhân hôi miệng là do vệ sinh răng không kỹ
Hôi miệng như nỗi ám ảnh bản thân, đặc biệt khiến bạn thiếu tự tin giao tiếp với người đối diện. Đa phần những người bị hôi miệng có hàm răng ố, vàng, không trắng nhìn rất mất thẩm mỹ, chính vì thế những người đang rơi vào tình trạng này cần có những biện pháp khắc phục kịp thời để chúng không còn là nỗi ám trong cuộc sống.
Cách chữa hôi miệng từ phương pháp tự nhiên
Ngoài việc đến các phòng khám nha sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị, bạn cũng có thể áp dụng theo một vài cách đơn giản, bằng chính những nguyên liệu sẵn có trong ngôi nhà của bạn.
Lá bạc hà
Dùng lá bạc hà tươi, lá càng già càng tốt có thể dùng luôn cả thân giã nhuyễn, hòa với nước theo tỉ lệ 1: 3 súc miệng 3 lần/ ngày vừa diệt khuẩn vừa chữa hôi miệng. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn lá bạc hà tươi mỗi ngày đều hiệu quả như nhau.
Vỏ chanh tươi
Nguyên nhân gây hôi miệng là do vi khuẩn gây nên từ chính việc răng miệng không được làm sạch, trong khi đó vỏ chanh lại chứa một lượng tinh dầu giúp làm trắng răng cũng như tiêu diệt được những vi khuẩn trong răng nhờ vị the của vỏ. Vì thế bạn chỉ cần đem chanh tươi rửa sạch, nhai kỹ và nuốt luôn cả vỏ vừa chữa được hôi miệng vừa diệt khuẩn. Ngoài ra có thể dùng hỗn hợp nước cốt chanh tươi và muối bọt súc miệng 2 lần/ ngày giúp vừa sạch răng, chắc nướu vừa chữa được hôi miệng.
Mật ong và quế là bài thuốc chữa hôi miệng rất hiệu quả
Mật ong và quế
Để giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày, hãy cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng mỗi ngày. Hoặc có thể trộn hỗn hợp này dưới dạng sệt và chấm trực tiếp vào chân răng để trong 20 rồi súc miệng lại bằng nước muối.
Lá mùi và muối
Theo Trường Cao Đẳng y dược Nam Định, lá mùi vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa, là bài thuốc nam hiệu quả từ ngàn xưa. Lấy một nắm mùi sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.
Chúc các bạn thành công và nhanh chóng lấy lại được sự tự tin trong cuộc sống với hàm răng trắng sáng cùng nụ cười thơm mát.
Nguồn: trungcapnhakhoa.com