Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Hãy Tìm Hiểu Nguyên Nhân Đau Răng Trước Khi Gặp Nha Sĩ

Hãy Tìm Hiểu Nguyên Nhân Đau Răng Trước Khi Gặp Nha Sĩ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
14/03/2016 867 Lượt xem

Đau răng là điều khó chịu nhất, và đi kèm với cơn đau thường là một cuộc hẹn với nha sĩ. Nhưng trước khi bạn hẹn Nha sĩ, điều quan trọng nhất là xem xét những lý do bạn bị đau răng, và nó có thể hoàn toàn không liên quan đến chuyện sâu răng.

hay-tim-hieu-nguyen-nhan-rang-truoc-khi-gap-nha-si

Hãy tìm hiểu nguyên nhân đau răng trước khi gặp Nha sĩ

Theo Nha sĩ Gerry Curatola, người sáng lập ra trung tâm tư vấn nha khoa, đau răng có thể do rất nhiều nguyên nhân, thay vì đơn giản chỉ là một lỗ sâu. Đó là lý do tại sao chúng ta cần biết loại đau răng, đau ở đâu và nó diễn ra khi nào.

Đánh răng quá mạnh gây tuột nướu

“Dĩ nhiên bạn muốn răng của mình trắng sáng, nhưng đánh răng quá mạnh có thể gây đau răng và nhiều vấn đề khác. Việc đánh răng quá mạnh có thể gây bào mòn cấu trúc răng cũng như làm tuột nướu răng bao phù chân răng”, theo lời của nha sĩ Ira Handschuh, làm việc tại trung tâm nha khoa thẩm mỹ tại New York (Mỹ). Bạn có thể nhận thấy răng của bạn bị ê buốt hơn khi ăn hoặc uống đồ lạnh do chân răng bị hở quá nhiều. Nha sĩ Handschuh nói: “Bạn không thể khắc phục những tổn hại khi đánh răng quá mạnh, nhưng bạn có thể đến nha sĩ để trám lại những phần nướu bị mất. Một vài trường hợp có thể cấy mô nướu để có thể phục hồi tình trạng nướu ban đầu”. Điều tốt nhất bạn có thể làm để tránh khỏi tình trạng này là: “Mua một bàn chảy điện tử chất lượng cao hoặc một bàn chảy lông mềm và đánh răng một cách nhẹ nhàng”.

danh-rang-manh-khien-rang-dau

Đánh răng quá mạnh có thể gây tuột nướu

Nhiễm trùng nướu

Nếu bạn được nha sĩ nói rằng bị bệnh nha chu (nướu) thì bạn cũng không phải là người duy nhất bị vấn đề này. Trên thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), có gần một nửa dân số Mỹ trong độ tuổi 30 và trên 30 bị bệnh nha chu nhẹ, trung bình, hoặc nặng. Nếu bạn may mắn không bị nha chu, thì bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng nướu. Theo Melissa Thomspson, một nha sĩ của bang Massachusetts và là chủ của ba trung tâm nha khoa: “Nhiễm trùng nướu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào răng hoặc vùng nướu và phát triển tại một điểm nơi cơ thể không thể chống lại các vi khuẩn có hại. Nhiễm trùng có thể gây đau hoặc sưng, làm mưng mủ, hoặc có thể gây hôi miệng”.

Bạn nên đến nha sĩ ngay khi có các dấu hiệu như trên. “Nhiễm trùng nướu sẽ làm mưng mủ, dẫn đến những cơn đau tệ hại, nha sĩ sẽ làm sạch vùng nướu bị nhiễm trùng và kê cho bạn thuốc kháng sinh cùng với nước súc miệng” theo lời của nha sĩ Handschuh.

Xem thêm: 

Những Tin tức về thuốc bắc trong đông y
Tìm hiểu về hội dược học Việt Nam năm 2018

Viêm xoang

benh-viem-xoang-co-the-gay-dau-rang

Căn bệnh viêm xoang có thể khiến bạn bị đau răng

Trong mùa cúm, viêm xoang có thể gia tăng một cách bất thường. Theo nha sĩ Hanschuh: “Vì chân răng nằm bên phải của xoang, nên nhiễm trùng xoang có thể gây đau răng. Thay vì đi điều trị nha khoa, thì bạn cần uống thuốc thông mũi hoặc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ”.

Đang trám hoặc trồng răng

Trong trường hợp này, bạn có thể cảm thấy răng bị ê buốt nhiều khi cắn vào vùng vừa mới làm răng. Nha sĩ Thompson cho biết: “Khi khoang răng, bình thường răng bạn sẽ ê buốt với đồ lạnh trong một vài tuần, nhưng nếu răng bị ê buốt khi nhai, đặc biệt là nhai các vật cứng, thì bạn cần đến nha sĩ để làm lại răng để bạn có thể nhai dễ dàng hơn”. Một khi sự ê buốt xảy ra sau khi bạn làm răng, bạn nên hẹn nha sĩ một lần nữa để có thể kiểm tra và làm giảm cơn đau. “Nha sĩ sẽ điểu chỉnh lại răng khi cần thiết và nếu đó chỉ là cơn ê buốt tạm thời thì nha sĩ có thể đặt thuốc flour hoặc thuốc giảm ê buốt vào vùng bị ê buốt”, nha sĩ Thompson nói thêm.

Nghiến răng khi ngủ

nghien-rang-khi-ngu-gay-ton-thuong-rang

Nghiến răng khi ngủ gây tổn thương răng nghiêm trọng

Nghiến răng có thể gây ra nhiều điều hơn sự phiền toái cho người ngủ chung với bạn. “Ở một số trường hợp, thói quen này có thể gây ra lung lay hoặc làm gãy răng. Vì vậy, việc đến nha sĩ để kiểm tra răng rất quan trọng, bởi nha sĩ có thể đánh giá được răng của bạn có bị tổn hại gì không”, theo Handschuh. Việc răng bị lung lay khi nghiến có thể gây ra đau răng và đau cơ. “Có rât nhiều cách để điều trị, một trong số đó là nhổ đi một số răng bị chèn ép và đeo niềng răng”, nha sĩ Hanschuh nói.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học học trung cấp nha khoa Hà Nội năm 2018:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ sơ sinh chăm sóc răng miệng như thế nào?

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc một số bệnh răng miệng. Vì vậy, …