Nhiều người cho rằng việc lấy cao răng ở trẻ là không cần thiết vì chúng chỉ là mảng bám thông thường, chính vì quan niệm này của cha mẹ mà hiện nay hơn 90% trẻ em luôn gặp vấn đề về răng miệng.
- Nha sĩ khuyến cáo những việc cần tránh để bảo vệ răng cho bé
- Nha sĩ với những bí quyết đơn giản ngừa bệnh sâu răng hiệu quả
- Giảm Đau Răng Nhanh Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền.
- Tin tức về thuốc bắc
Việc lấy cao răng cho trẻ nhỏ là cần thiết
Cao răng là gì?
Theo các giảng viên trường trung cấp nha khoa thì hiểu một cách đơn giản cao răng chính là các mảnh vụ thức ăn, vi khuẩn các tế bào biểu mô chúng bám vào chắc vào bề mặt răng, mà việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không thể làm sạch được. Cao răng để lâu chúng gây ra sâu răng, răng bị ố vàng, miệng có mùi hôi và thậm chí làm ảnh hưởng đến cả lợi.
Vậy có nên lấy cao răng cho trẻ hay không?
Theo bác sỹ nha khoa khẳng định, việc lấy cao răng cho trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết và khuyên hãy bảo vệ răng sữa cho con ngay từ bây giờ. Hiện nay nhiều bậc phụ huynh thường quan niệm, răng của trẻ trước sau cũng thay nên không cần quá quan tâm, lúc nào trẻ mọc răng vĩnh viễn cần bảo vệ sau, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm mà thiếu khoa học của nhiều bậc phụ huynh. Theo nghiên cứu của hiệp hội nha khoa chỉ ra rằng, nếu răng sữa của con có vấn đề thì khi thay răng vĩnh viễn, răng của trẻ sẽ có khả năng cao gặp lại vấn đề răng miệng đó, nó như một dạng “di truyền” của răng. Chính vì thế cha mẹ cần cho con đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng / lần, thậm chí việc làm sạch cao răng ở trẻ còn quan trọng hơn cả người lớn, vì trẻ còn nhỏ việc vệ sinh răng miệng sẽ không được đảm bảo, chưa kể đến nhiều trẻ có thói quen hay ăn đồ ngọt ban đêm nhưng khá lười vệ sinh răng miệng, đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh sâu răng, viêm chân răng ở trẻ, vì thế việc lấy cao răng cho trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết.
Bảo vệ răng con ngay từ khi còn nhỏ
Lấy cao răng cho trẻ có đau mà nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia hội dược học Việt Nam thì lấy cao răng chỉ là một liệu pháp nhằm làm sạch răng miệng, không có sự can thiệp sâu vào cấu trúc răng, cũng không phải là một ca tiểu phẫu nên không ảnh hưởng gì tới men răng và bệnh nhân không cần sử dụng thuốc tê hay thuốc gây mê trong quá trình thực hiện. Chính vì thế, việc loại bỏ cao răng ở trẻ sẽ không đau cũng như không hề gây nguy hiểm. Với những trẻ không thường xuyên lấy cao răng, răng của trẻ sẽ hình thành mảng bám đen, bám quanh chân răng, gây nên bệnh sún răng và rụng răng, nhiều trẻ các mảng bám đen bám chặt vào lợi lúc này để làm sạch thì bắt buộc phải có sự can thiệp của các nha sĩ.
Chính vì thế ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ hãy quan tâm hơn đến vấn đề răng miệng của con, để lớn lên con luôn có hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh, cha mẹ hãy tạo cho con thói quen đến các phòng khám nha khoa trẻ em khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần, để trẻ có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ răng miệng của chính mình, cũng như qua đó các nha sĩ sẽ phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng của trẻ để có cách xử lý thích hợp. Mặc dù các vấn đề về răng miệng không phải là bệnh lý, chúng không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng lâu dần sẽ làm mất thẩm mỹ về một hàm răng cũng như khuôn mặt của trẻ sau này.
Nguồn: trungcapnhakhoa.com