Danh mục
Trang chủ > Bệnh Nhiệt Miệng - Lở Miệng > Chữa Bệnh Nhiệt Miệng Bằng Vị Thuốc Y Học Cổ Truyền

Chữa Bệnh Nhiệt Miệng Bằng Vị Thuốc Y Học Cổ Truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
07/06/2016 1,355 Lượt xem

Chữa nhiệt miệng bằng những vị thuốc Y học cổ truyền giúp người bị bệnh tránh được những tác dụng phụ của thuốc tây. Trong mùa hè, bệnh nhiệt miệng rất dễ phát sinh để căn bệnh này không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bạn hãy nghe tư vấn của các chuyên gia Nha khoa.

dieu-tri-nhiet-mieng-bang-bai-thuoc-y-hoc-co-truyen

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Bệnh nhiệt miệng là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là một bệnh răng miệng thường gặp gây nên bởi nhiều nguyên nhân. Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau đớn, khó chịu khi nói chuyện, há miệng hay khi nhai do bệnh nhiệt miệng thường hay xuất hiện ở các vùng lưỡi, môi, lợi hay vùng trong má.

Theo thống kê, trên thế giới có tới hơn 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng và trong số chúng ta, dù ít nhưng ai cũng từng bị nhiệt miệng một vài lần trong đời. Bệnh xảy ra do một số nguyên nhân: căng thẳng, stress kéo dài; ăn nhiều đồ cay nóng; rối loạn bài tiết bên trong cơ thể; suy giảm chức năng khử độc của gan; thiếu chất; nhiễm khuẩn.

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Nhiệt miệng theo Dược sĩ cho biết thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Trong dân gian cũng có nhiều cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và khá hiệu quả.

Cách chữa nhiệt miệng bằng bài thuốc Y học cổ truyền

chua-benh-nhiet-mieng-bang-la-hung-que

  • Lá húng quế

Lá húng quế có tính ấm, chứa tinh dầu, khả năng làm mát máu, giảm đau kháng viêm, vì vậy rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng.
Theo cách làm của dân gian, nhiệt miệng được trị bằng cách rất đơn giản: hái vài lá húng chó, rửa sạch sau đó nhai kĩ và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn khoảng 6 lần, chia đều các ngày.

  • Trị nhiệt miệng bằng cà chua

Không chỉ là thực phẩm tuyệt vời cho sức khoẻ, cà chua cũng là một vị thuốc trong y học phương Đông. Với tính bình, vị chua, hơi ngọt, cà chua có tác dụng thanh nhiệt cũng như giải độc hiệu quả.

Để chữa nhiệt miệng, hãy ép cà chua lấy nước, sau đó ngậm nước ép ngày khoảng 4 lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

  • Rau diếp cá

Dùng 100g rau diếp cá nhặt bỏ phần già, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem xay nhuyễn rồi uống ngày 2-3 lần sẽ giúp giải nhiệt cơ thể và làm vết loét do nhiệt miệng mau lành hơn.

Bạn cũng có thể dùng 2-6g rau diếp cá sắc lấy nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày sẽ mau chóng chữa khỏi nhiệt miệng cho bạn.

  • Lá rau ngót

Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2-3 lần.

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

an-hoa-qua-tuoi-de-ngan-ngu-nhiet-mieng

Ăn nhiều hoa quả tươi giúp ngăn chặn bệnh nhiệt miệng.

– Thường xuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi.

– Hạn chế uống nhiều bia rượu và ăn các thực phẩm cay nóng.

– Hạn chế việc làm việc căng thẳng, thường uyên giữ tâm trạng thoải mái.

– Đảm bảo vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên và đúng cách.

– Có thể sử dụng các sản phẩm giải độc gan, điều hòa chức năng gan.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học trung cấp nha khoa 2017:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333

Có thể bạn quan tâm

Các giai đoạn phát triển của sâu răng và giải pháp khắc phục

Sâu răng là bệnh răng miệng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. …