Danh mục
Trang chủ > Nha Khoa Thẩm Mỹ > Nha Khoa Trẻ Em > Cha mẹ phòng ngừa sâu răng cho trẻ như thế nào?

Cha mẹ phòng ngừa sâu răng cho trẻ như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
08/09/2018 231 Lượt xem

Bệnh sâu răng ở trẻ em xảy ra rất nhiều bởi trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được hết tình trạng sức khỏe răng miệng, vậy cha mẹ sẽ phòng chống cho trẻ như thế nào?

Cha mẹ phòng ngừa sâu răng cho trẻ như thế nào?

Cha mẹ phòng ngừa sâu răng cho trẻ như thế nào?

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Theo Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Hầu hết mọi trẻ nhỏ đều bị sâu răng vì cha mẹ không biết cách phòng chống sâu răng ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng, nhưng có 3 lý do chủ yếu sau:

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường:

Trẻ em thường ăn rất nhiều bánh, kẹo và thực phẩm chứa đường như socola, nước ngọt…, đây chính là môi trường kích thích vi khuẩn sâu răng phát triển tốt nhất. Các mảng bám thực phẩm trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng, phá hoại răng, từ đó gây sâu răng cho bé.

Do vệ sinh răng miệng không đúng cách:

Trẻ em phần lớn đều không nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Trong khi đó cha mẹ lại không quan tâm đến cách phòng chống sâu răng ở trẻ em và vấn đề vệ sinh răng miệng cho bé nên răng bé dễ bị sâu răng tấn công.

Do không điều trị sâu răng kịp thời:

Hầu hết các bậc cha mẹ thường không chủ động trong việc đưa trẻ đi điều trị sâu răng vì cho rằng răng sâu có thể thay bằng răng vĩnh viễn. Vì vậy, tình trạng sâu răng của trẻ ngày càng nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng các bé.

Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đánh răng sáng - tối

Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đánh răng sáng – tối

Cách phòng chống sâu răng ở trẻ em

Bác sĩ Giảng viên nha khoa công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Sâu răng tuy phổ biến nhưng cũng có cách phòng chống sâu răng ở trẻ em. Cha mẹ nên chú ý phòng ngừa sâu răng cho bé ngay từ khi còn nhỏ bằng những cách sau:

Dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng:

Khi trẻ còn nhỏ, chưa có khả năng nhận thức thì cha mẹ phải vệ sinh răng miệng giúp bé. Nhưng khi bé được 3 tuổi hoặc lớn hơn thì phải khuyến khích trẻ đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để bảo vệ răng khỏi những vi khuẩn sâu răng. Phụ huynh nên giám sát, giúp đỡ và đảm bảo bé sẽ chải răng 2 phút/ lần, để tạo thói quen đánh răng tốt cho trẻ.

Chọn kem đánh răng và bàn chải phù hợp:

Nên chọn bàn chải mềm, có kích cỡ nhỏ, vừa với khuôn miệng. Để tránh làm tổn thương đến nướu của trẻ khi đánh răng. Từ 6 tuổi trẻ em mới có thể sử dụng loại kem đánh răng dành cho người lớn. Vì vậy, giai đoạn từ 3-6 tuổi nên cho trẻ dùng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ. Như vậygiúp hạn chế răng của trẻ bị tổn thương do dùng kem đánh răng không phù hợp hay có nồng độ fluoride quá cao.

Cho trẻ ăn uống hợp lý, khoa học:

Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn gây hại đến răng, không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đặc biệt là bánh kẹo chứa nhiều đường hay nước ngọt có gas…Đây là một cách phòng chống sâu răng ở trẻ em hiệu quả. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, những loại thực phẩm lành mạnh có tác dụng bảo vệ răng như chuối hay phô mai.

Bổ sung flour cho răng của trẻ:

Flour giúp bảo vệ men răng, giúp răng chống lại được axit của những vi khuẩn sâu răng. Cách phòng chống sâu răng ở trẻ em; này thì cha mẹ nên xin ý kiến và chỉ định của bác sĩ khi bổ sung flour cho trẻ bằng thuốc fluor.

Giúp trẻ từ bỏ những thói quen có hại:

Nếu trẻ quên đánh răng thì phải nhắc nhở trẻ.Không khuyến khích trẻ bằng bánh kẹo, hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt.

Đưa trẻ đến trung tâm nha khoa để điều trị răng sâu và khám định kỳ:

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa 6 tháng/ lần để biết rõ tình trạng răng miệng của bé. Và tiến hành điều trị sâu răng sớm ngay từ khi phát hiện, để tránh tình trạng sâu rặng nặng hơn.

Nguồn: Trung cấp Nha khoa

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp những bệnh răng miệng dễ gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải các bệnh răng miệng do chưa ý …