Các bệnh răng miệng đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu việc vệ sinh răng miệng thực hiện không chu đáo, mảng bám và cao răng nhanh chóng hình thành. Những tác hại của cao răng mà bạn chưa biết sẽ được nêu sau đây giúp bạn có thêm những kiến thức nha khoa quan trọng giúp ích cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân.
Vôi răng có thể gây ra những tác hại gì?
Cao răng hình thành như nào?
Sau khi ăn xong chỉ khoảng 15 phút, sẽ có một lớp màng mỏng bao quanh các chân răng. Chúng là những mảnh vụn thức ăn kết hợp với nước bọt, nếu chúng ta không làm sạch kịp thời, vi khuẩn sẽ hình thành và tạo nên mảng bám. Nếu không được làm sạch kịp thời, mảng bám sẽ bị vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt và cặn mềm (thức ăn còn sót lại, các chất khoáng trong môi trường miệng), xác tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh… trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép nướu, gọi là vôi răng (cao răng).
Cao răng chứa vi khuẩn có hại cho răng và nướu
Theo các nghiên cứu nha khoa cho thấy, vi khuẩn chiếm đến 70% trọng lượng của mảng bám. Có nghĩa chỉ trong 1 mg mảng bám thì có chứa đến một tỉ vi khuẩn. Khi mảng bám, cao răng được tích tụ ngày càng nhiều cũng đồng nghĩa với vi khuẩn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn. Và dĩ nhiên sự tồn tại của chúng hoàn toàn không đem lại một lợi ích gì cho cơ thể.
Cao răng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh răng miệng.
Viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy… là những bệnh lý phần lớn đều do cao răng gây ra.
Những mảng bám vôi cứng dính chặt vào nướu và kẽ chân răng, và cả dưới nướu sẽ là điều kiện cho vi khuẩn phá hủy lớp men răng tự nhiên, gây ra những lỗ sâu trên bề mặt của răng, nếu sâu răng nghiêm trọng sẽ dẫn đến tủy bên trong, gây viêm tủy, hoại tử tủy…
Vôi răng có thể gây ra những bệnh răng miệng nguy hiểm.
Cao răng cũng là tác nhân gây kích ứng, viêm nhiễm cho nướu. Lúc này, nướu bị sưng đỏ không còn giữ được màu hồng hào bình thường, bị đau nhức, hay bị chảy máu nhất là khi ăn nhai hoặc bạn đánh răng. Viêm nướu nghiêm trọng sẽ chuyển thành viêm nha chu. Lúc này, nướu bị tụt, chân răng bị lộ ra khỏi nướu nên bị lung lay, thậm chí là mất răng.n
Cao răng dễ nhận biết bằng mắt thường. Nếu bạn nhận thấy những mảng bám mềm hoặc cứng quanh nướu và chân răng có màu vàng, nâu đỏ hoặc đen, hơi thở có mùi hôi khó chịu, nướu bị sưng…sẽ là những thông báo về vấn đề sức khỏe răng miệng của bạn. Lúc này. bạn cần gặp nha sỹ để được giúp đỡ. Bởi nếu lâu dài, bệnh lý sẽ trở nên nghiêm trọng, mất răng và việc điều trị rất phức tạp và tốn kém.
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học Trung cấp Nha khoa Hà Nội:
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333