Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Bệnh Sâu Răng > Các giai đoạn sâu răng và cách điều trị hiệu quả

Các giai đoạn sâu răng và cách điều trị hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
12/06/2023 78 Lượt xem

Mỗi người trong chúng ta chắc chắn đều ít nhất một lần bị sâu răng trong cuộc đời. vậy sâu răng phát triển bao lâu và quá trình sâu răng diễn ra như thế nào.

Sâu răng là gì? Các giai đoạn sâu răng như thế nào?

Theo bác sĩ Cao đẳng Y dược Sài Gòn, sâu răng là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn gây hại tấn công vào cấu trúc răng, qua đó làm bong tróc lớp men răng bên ngoài và tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để hình thành các lỗ thủng trên răng.

Các chuyên gia ước đoán khoảng thời gian trung bình từ lúc xuất hiện các đốm trên răng cho đến lúc hình những các lỗ sâu là khoảng 1.5 năm. Quá trình bị sâu răng trong khoảng thời gian này được chia thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Bề mặt cấu trúc răng bắt đầu xuất hiện các đốm trắng, màu hơi mờ đục và men răng dần chuyển sang ố vàng. Do những biểu hiện này không quá rõ ràng nên người bệnh thường không chú ý, dẫn đến việc rất khó phát hiện và chẩn đoán sớm sâu răng. Biện pháp tốt nhất vẫn là áp dụng các cách vệ sinh răng miệng khoa học để nếu chẳng may bị sâu răng giai đoạn sớm thì vùng tổn thương cũng ít lan rộng hơn;

Giai đoạn 2: Vi khuẩn sâu răng (thường là chủng Mutans Streptococci) sử dụng đường làm nguồn năng lượng (lấy từ thức ăn mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày) và tạo ra các loại acid gây ăn mòn men răng, hệ quả là các tổn thương trên cấu trúc răng dần chuyển sang màu đen. Đồng thời, răng lúc này cũng rất nhạy cảm, dễ bị kích thích và đặc biệt là hay bị đau nhức khi người bệnh ăn các thực phẩm vị chua, nóng, lạnh…;

Giai đoạn 3: Các lỗ thủng phát triển một cách nhanh chóng, kích thước lớn hơn, ăn sâu hơn và tấn công dần đến phần mềm bên trong răng. Vì vậy, quá trình bị sâu răng cần đặc biệt lưu ý đến giai đoạn này, vì nếu không điều trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ tiếp tục tiến sâu hơn vào phần tủy răng. Hậu quả là người bệnh càng đau nhức hơn, đặc biệt tăng vào ban đêm do tủy răng bị viêm cấp tính;

Giai đoạn 4: Tình trạng viêm tủy tăng nếu không được can thiệp, số lượng vi khuẩn sâu răng sẽ phát triển với số lượng nhiều hơn. Khi đó nguy cơ chết tủy là rất cao, kết hợp với các tổn thương vị trí lân cận như vùng xung quanh chóp răng và đôi khi là cả xương hàm.

Một số thể sâu răng thường gặp

Theo bác sĩ nha khoa tại Cao đẳng Y Dược TPHCM, sâu răng thường được phân chia thành những thể bệnh như sau:

Sâu ở bề mặt răng: Đây là thể bệnh phổ biến nhất, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Đặc trưng của thể sâu răng này là các tổn thương chỉ xuất hiện mặt nhai hoặc giữa kẽ răng;

Sâu chân răng: Thể sâu răng này thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt từ 40 tuổi trở đi. Sở dĩ sâu chân răng phổ biến ở nhóm tuổi này là vì người lớn tuổi thường xuất hiện tình trạng tụt nướu răng, dẫn đến để lộ phần chân răng không có lớp men răng bảo vệ bên ngoài nên rất dễ bị vi khuẩn sâu răng tấn công;

Sâu răng tái phát: Thể sâu răng này hình thành xung quanh vùng trám răng và mão răng sứ. Nguyên nhân của thể sâu răng này được cho là xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, dẫn đến tích tụ mảng bám và lâu ngày dẫn đến các tổn thương sâu răng.

Cách điều trị sâu răng theo từng giai đoạn

Tùy theo từng giai đoạn cụ thể với tình trạng sâu răng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị khác nhau, có thể kể đến như sau:

Trám răng bị sâu: Đối với người bệnh sâu răng ở giai đoạn nhẹ, khi vi khuẩn chưa tấn công đến tủy răng, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành làm sạch các lỗ sâu, sau đó trám kín lỗ hổng trên cấu trúc răng. Khi đó sẽ ngăn ngừa được vi khuẩn sâu răng tác động nhiều hơn đến răng tổn thương và giúp răng khỏe mạnh lâu dài;

Điều trị tủy răng: Khi sâu răng bước vào giai đoạn viêm tủy, thậm chí hoại tử tủy thì bệnh nhân phải được điều trị tủy răng. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy triệt để phần tủy răng tổn thương để dự phòng tái phát sâu răng và viêm tủy răng. Sau khi chữa tủy bệnh nhân nên được trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hình thân răng và quan trọng nhất là đảm bảo khả năng ăn nhai lâu dài;

Nhổ răng sâu: Khi sâu răng tiến triển đến giai đoạn quá nặng, không thể điều trị bảo tồn bằng 2 phương pháp trám răng hay lấy tủy răng thì bắt buộc bệnh nhân phải nhổ bỏ răng sâu sâu. Biện pháp này nhằm mục đích ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng hơn sang các răng khác. Tuy nhiên sau khi nhổ răng bệnh nhân nên trồng răng giả để duy trì chức năng ăn nhai và phòng ngừa các biến chứng do mất răng gây ra.

Hy vọng những thông tin về sức khỏe răng miệng trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về quá trình sâu răng diễn ra như thế nào để có cách chăm sóc, xử trí phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm

Nhận biết tình trạng sức khỏe răng miệng thông qua màu sắc răng

Màu sắc của răng có thể cho thấy nhiều thông tin về tình trạng sức …