Danh mục
Trang chủ > Nha Khoa Thẩm Mỹ > Niềng Răng – Chỉnh Nha Có Bị Đau Hay Không?

Niềng Răng – Chỉnh Nha Có Bị Đau Hay Không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
26/04/2016 1,058 Lượt xem

Câu hỏi chung của rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu niềng răng  đó là: Niềng răng có đau không? Vốn dĩ tâm lý chung của mọi người là sợ đau. Các chuyên gia nha khoa sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi này.

nieng-rang-co-dau-khong

Sở hữu một hàm răng lệch lạc hô móm là điều không dễ chịu chút nào. Nó không những ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn làm ta mất đi sự tự tin khi giao tiếp vì đọ thẩm mỹ của hàm răng quá xấu xí. Niềng răng là kĩ thuật phục hình răng hiện đại, giúp giải quyết các vấn đề của hàm răng hô vẩu, răng mọc lệch lạc… đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng, khiến nụ cười của bạn trở nên quyến rũ và tự tin hơn trong cuộc sống.

Niềng răng – chỉnh nha có đau không?

Các chuyên gia nha khoa khẳng định rằng phương pháp niềng răng chỉnh nha sẽ không đau nếu được sử dụng khí cụ tốt, kỹ thuật chỉnh nha chính xác. Lực kéo răng rất nhỏ và răng chỉ di chuyển từ từ từng chút một nên không đủ để làm răng bị đau nhức khi di chuyển. Nếu có thì đó là cảm giác hơi thiếu thoải mái trong những ngày đầu chỉnh nha. Cảm giác này sẽ mất đi trong khoảng 1 – 2 tuần đầu. Sau đó, khi bệnh nhân đã quen vơi sự hiện diện của mắc cài và lực kéo răng sẽ thấy hoàn toàn bình thường, không hề đau nhức.

Mac-cai-tu-dong

Niềng răng sẽ không đau nếu thao tác đúng kĩ thuật.

Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra trường hơp niềng răng bị nhức đôi chút. Nguyên nhân là do nền răng và xương hàm không được chắc khỏe nên dưới tác động của lực kéo, răng không thích ứng kịp nên xảy ra tình trạng đau nhức. Khi đó, bác sĩ sẽ buộc phải giảm lực kéo và bệnh nhân phải chấp nhận kéo dài thêm thời gian điều trị.

Niềng răng có đau hay không phụ thuộc những yếu tố sau:

– Loại mắc cài sử dụng: Thường thì nếu sử dụng mắc cài thường, dây thun cố định dây cũng trong rãnh mắc cài sẽ khó duy trì được độ đàn hồi lâu dài. Vì thế khi độ đàn hồi giảm, dây cũng sẽ co kéo nhiều hơn trong rãnh mắc cài gây ra lực ma sát lớn làm đau răng.

– Độ tuổi: người niềng răng đang trong độ tuổi phát triển (dưới 18 tuổi) thì dễ dàng chỉnh nha hơn.

– Tình trạng sức khỏe răng miệng: một số người phải nhổ răng nanh hoặc hàm mọc chệch để phù hợp với việc đeo niềng răng. Nếu răng thưa sẽ dễ niềng hơn răng mọc sát.

– Phụ thuộc vào cách thức niềng răng.

Phòng khám nha khoa: chọn lựa một trung tâm uy tín với đầy đủ kinh nghiệm, trang thiết bị kỹ thuật cao sẽ giảm thiểu rủi ro về các biến chứng hoặc một số hệ lụy khác.

Niềng răng sẽ cho kết quả tốt khi thực hiện ở phòng khám đủ điều kiện.

– Các loại thực phẩm dai.

– Các loại thực phẩm cứng (các loại quả cứng, kẹo cứng).

– Những thực phẩm bạn phải cắn vào: bắp ngô, táo, cà rốt.

– Nhai vào những vật dụng như bút mực, bút chì hoặc móng tay có thể gây tổn hại cho niềng răng.

Hiện nay tại một số trung tâm nha khoa lớn đều áp dụng các phương pháp niềng răng hiện đai, việc điều chỉnh lực kéo và phương án điều trị được tính toán chính xác bởi máy tính nên răng sẽ được sắp xếp lại đều đặn mà không gây ra bất cứ thường tổn nào cho răng, cho xương và không gây đau nhức cho người niềng răng.

Thông báo trung cấp nha khoa tuyển sinh địa chỉ nộp hồ sơ:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chăm sóc đúng cách sau khi bọc răng sứ

Việc không chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi bọc răng sứ có thể …