Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Những Mẹo Hay Chữa Răng Ê Buốt Hiệu Quả

Những Mẹo Hay Chữa Răng Ê Buốt Hiệu Quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
22/04/2016 878 Lượt xem

Răng ê buốt hay răng nhạy cảm là cách gọi thông dụng của hiện tượng quá cảm ngà răng hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Răng ê buốt gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Các chuyên gia Nha khoa sẽ bật mí cho bạn vài mẹo hay chấm dứt tình trạng này.

e-buot-rang

Bạn có biết mẹo chữa răng ê buốt hiệu quả chưa?

Nguyên nhân gây răng ê buốt có rất nhiều, trong đó điển hình nhất là do men răng, tác động của quá trình ăn nhai, axit do uống rượu bia, men răng yếu hay đánh răng quá mạnh… Ngoài ra, răng ê buốt còn do tẩy trắng răng kỹ thuật cũ. Tuy nhiên, với những phương pháp và thao tác không đúng kỹ thuật thì rất dễ dẫn tới trường hợp răng trở nên nhạy cảm sau khi tẩy trắng.

Cách chữa răng ê buốt hiệu quả.

  • Chọn kem đánh răng phù hợp

Thay đổi kem đánh răng thông thường sang những kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng nhạy cảm để có thể giúp giảm hiện tượng ê buốt răng hiệu quả. Tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra cho mình loại kem phù hợp nhất.

  • Tránh thói quen nghiến răng khi ngủ

Bạn hãy yêu cầu bác sĩ nha khoa cung cấp công cụ bảo vệ răng chuyên dụng về đêm.

  • Thay đổi bàn chải định kì và chải răng đúng cách

Nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm để hạn chế tình trạng răng ê buốt

Thay đổi cách chải răng – chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải có lông chải mềm và chuyên dụng cho răng ê buốt, tránh chải răng vòng tròn, tác động nhẹ nhàng ngay sau khi ăn hoặc uống những thức ăn chứa nhiều acid.

ky-thuat-phuc-hinh-rang

Bạn có thể sử dụng các phương pháp Nha khoa để chữa răng ê buốt

– Sử dụng chất bôi chứa flouride đặc biệt để giảm ê buốt.

– Với những răng bị mòn cổ răng thì cách thực hiện tốt nhất và hiệu quả nhất lúc này là phương pháp trám răng thẩm mỹ, những chất trám sẽ có tác dụng trám bít lại những chỗ men răng bị bào mòn, để không làm lộ lớp ngà răng bên trong. Đây là biện pháp vừa được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà lại có kết quả điều trị lâu dài.

– Còn đối với những trường hợp răng bị mòn quá nhiều, thậm chí sát tủy thì cần phải được Nha sĩ thăm khám cụ thể để có biện pháp xử lý phù hợp. Trường hợp răng bị sâu vào tủy thì có thể lấy tủy và tiến hành bọc răng sứ để hồi phục chức năng của răng.

Xem thêm: 

Những Tin tức về thuốc bắc trong đông y
Tìm hiểu về hội dược học Việt Nam năm 2018

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …