Ê buốt chân răng là tình trạng nhiều người hay gặp phải và gây khó chịu, vậy nguyên nhân gây ra ê buốt chân răng là gì và làm thế nào để phòng ngừa?
- Nha sĩ chia sẻ mẹo để có răng và nướu khỏe mạnh
- Những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng khiến răng tổn thương nghiêm trọng
- Bảo vệ và phòng tránh bệnh răng miệng ở người cao tuổi
Nha sĩ chỉ ra nguyên nhân ê buốt chân răng và cách phòng ngừa
Ê buốt chân răng là gì?
Ê buốt chân răng (hay được biết với tên gọi khác là tình trạng răng nhạy cảm) xảy ra khi mô nướu bị tụt khiến phần ngà chân răng bị lộ ra. Do phần chân răng thường không có lớp men răng bảo vệ nên khi nướu bị tốt thì sẽ làm lộ lớp ngà răng và các ống thần kinh nhỏ, khi ăn đồ ăn thức uống nóng hoặc lạnh sẽ gây kích thích các dây thần kinh trong răng, khiến bạn có cảm giác đau nhức.
Nguyên nhân gây ê buốt chân răng
Giảng viên Trung cấp Nha khoa chỉ ra một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng ê buốt chân răng như sau:
- Sử dụng bàn chải quá có lông quá cứng hoặc đánh răng quá mạnh: gây mòn lớp men răng, làm lộ các ống dây thần kinh nhỏ, dẫn đến ê buốt chân răng và khó chịu.
- Do hay ăn những đồ ăn có tính axit như chanh, bưởi, cà chua…
- Thói quen nghiến răng làm mòn răng.
- Đánh răng bằng các loại kem đánh răng làm trắng răng.
- Sử dụng một số loại nước súc miệng có thành phần cồn và các hóa chất khác có thể gây ra tình trạng răng nhạy cảm.
- Do bị viêm nướu.
- Do có nhiều mảng bám trên răng.
- Do mới làm các thủ thuật nha khoa như cạo vôi răng, lấy tủy răng, nhổ răng hoặc gắn mão răng. Nếu các triệu chứng ê buốt chân răng không mất đi sau vài ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là biểu hiện nhiễm trùng.
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một số nguyên nhân khác có thể gây ê buốt chân răng đó là: ngược dạ dày thực quản (GERD) làm cho axit trào lên từ dạ dày và thực quản và làm mòn men răng dần dần.
Sâu răng, gãy răng, miếng trám hoặc mão răng bị sứt mẻ hoặc mòn men răng có thể làm lộ ngà răng, gây ê buốt. Nếu gặp phải những tình trạng này, người bệnh thường chỉ cảm thấy ê buốt ở một răng hoặc một vùng cụ thể trong miệng thay vì đau hết các răng.
Phòng ngừa ê buốt chân răng như thế nào?
Phòng ngừa ê buốt chân răng như thế nào?
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý bạn một số điều cần làm để phòng tránh ê buốt chân răng như sau:
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Nên dùng bàn chải đánh răng lông mềm
- Dùng loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm
- Hạn chế ăn những thực phẩm có tính axit.
- Tránh nghiến răng.
- Chăm sóc răng miệng định kỳ.
Trên đây là một số lưu ý liên quan đến bệnh răng nhạy cảm (ê buốt chân răng). Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ bác sĩ nha khoa để được tư vấn.